Tháng chay Ramadan 'lạ lùng nhất' của người Hồi giáo giữa dịch Covid-19

21/04/2020 16:32 GMT+7

Vài ngày trước khi tháng ăn chay Ramadan bắt đầu, cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới đang vật lộn với một nghịch lý không vui: buộc phải tuân thủ giãn cách xã hội ngay tại thời điểm mà sum họp bên nhau là điều vô cùng thiêng liêng.

Ngày lễ Ramadan của người Hồi giáo thường là dịp các các gia đình quây quần, chia sẻ những lời cầu nguyện và sau đó là những bữa tiệc sau thời gian kiêng cữ. Nhưng năm nay, tháng linh thiêng nhất lại là lúc mọi người phải tránh ở gần nhau.
Jihan Salama và gia đình cô ở Cairo, thủ đô của Ai Cập, đang chuẩn bị đón lễ trong nhà mình. Cô nói “Thật không may là hiện tại mọi người phải ở nhà. Nếu điều này tiếp tục, thì đây chắc chắn sẽ là tháng Ramadan kỳ lạ nhất mà đạo Hồi và tất cả người Hồi giáo phải trải qua.”

Một phụ nữ Ai Cập bế con đi dạo bên cạnh những chiếc đèn lồng Ramadan truyền thống được trưng bày tại một quầy hàng tại thủ đô Cairo hôm 12.4

Reuters

Tại các chợ lề đường ở Cairo, những chiếc đèn lồng truyền thống nằm xếp xó. Vì chẳng mấy ai có lý do để mua đèn khi mà có giờ giới nghiêm vào ban đêm, nhà thờ Hồi giáo bị đóng cửa và những buổi cầu nguyện chung bị cấm.
Tại Indonesia, các tín đồ đối mặt với thực tế là họ cùng 1,8 tỷ người Hồi giáo trên toàn thế giới đang trải qua một tháng ăn chay chưa từng có trong năm nay. Ở Jerusalem, đèn trang trí đang được treo dọc theo các con phố, nhưng các khu chợ Ả Rập từng nhộn nhịp - giờ thì yên tĩnh đến lạ thường.

Người dân Indonesia đeo khẩu trang được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào cầu nguyện tại một nhà thờ Hồi giáo ở Surabaya, tỉnh Đông Java (Indonesia) hôm 20.3

Reuters

Khi tiếng loa nhắc nhở cầu nguyện vang lên ở thủ đô của Ả Rập Xê Út gia đình bác sĩ Abdulaziz Alzeer đang làm quen với các nghi lễ Ramadan hạn chế và cầu nguyện trong nhà chứ không đến đền thờ Hồi giáo.
“Tôi đã tạo ra một nơi để cầu nguyện trong nhà mình. Tôi đã tập hợp các con trai và cùng nhau sắp xếp một nơi để cầu nguyện, nên chúng tôi có thể cầu nguyện cùng nhau”, bác sĩ Alzeer cho biết.
Nhưng dù tâm trạng có chùng xuống thì qua những bài giảng phát trực tiếp và các cuộc gặp mặt trực tuyến cũng giúp cứu vãn phần nào một dịp lễ Ramadan vắng bóng hình ảnh sum họp gia đình, quây quần quanh bữa ăn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.