Tàu không gian Trung Quốc lên phần tối mặt trăng thu thập mẫu đá

24/11/2020 22:47 GMT+7

Ngày 23.11, Trung Quốc đã phóng một tàu robot lên mặt trăng để thu thập các mẫu đá về trái đất. Sau thập niên 1970, đây là quốc gia đầu tiên thu thập các mẫu đá từ bề mặt mặt trăng. Sứ mệnh này cũng thể hiện tham vọng của Trung Quốc trên không gian.

Ngày 23.11, Trung Quốc đã phóng thành công một tàu không gian không người lái lên vùng tối mặt trăng để thu thập các mẫu đá về trái đất.
Tàu vũ trụ Hằng Nga 5 sẽ thu thập khoảng 2 kg mẫu vật để giúp các nhà khoa học hiểu thêm và nguồn gốc và sự hình thành mặt trăng.
Nếu thành công, Trung Quốc sẽ là quốc gia thứ 3 có thể thu thập mẫu vật từ mặt trăng, sau Mỹ và Liên Xô cũ.

Tên lửa Trường Chinh 5 đưa tàu Hằng Nga 5 lên mặt trăng, cất cánh từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Văn Xương (Trung Quốc).

Reuters

Trong vòng 1 ngày ở mặt trăng (tương đương với khoảng 2 tuần ở trái đất), Trung Quốc sẽ thu thập mẫu vật từ khu vực chưa từng được thám hiểm trên một đồng bằng dung nham của mặt trăng. Các mẫu vật sẽ được chuyển về trái đất sau đó.
Đây là một bài kiểm tra năng lực trước khi Trung Quốc tiến hành các nhiệm vụ phức tạp hơn.
Trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc dự kiến xây dựng căn cứ robot trên không gian để thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm không có phi hành gia tại khu vực cực nam của mặt trăng. Quốc gia này dự kiến đến năm 2030 sẽ thu thập mẫu vật từ Sao Hỏa.
Trong khi đó, NASA cũng đang lên kế hoạch phóng các tàu thăm dò robot lên mặt trăng trước khi con người lần đầu tiên trở lại chị Hằng kể từ năm 1972.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.