Phát hiện loài khủng long mới biết 'nói chuyện' với nhau

16/05/2021 14:54 GMT+7

Hoá thạch của loài khủng long mỏ vịt Tlatolophus galorum đã được các nhà cổ sinh vật học tìm thấy cách đây gần 10 năm tại Mexico.

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học ở Mexico đã xác định được một loài khủng long mới sau khi những mẫu hoá thạch 72 triệu năm tuổi của chúng được tìm thấy lần đầu tiên từ gần 10 năm trước.
Loài khủng long mới này được đặt tên là Tlatolophus galorum và được xác định là một loài khủng long có mào sau khi đã phục hồi được 80% hộp sọ của nó.
Bà Felisa Aguilar thuộc Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) cho biết: “Loài khủng long Tlatolophus galorum mới này thuộc về nhóm các khủng long có mỏ vịt, bởi vì chúng có hình dáng giống mỏ vịt. Đây là loài khủng long ăn cỏ lớn. Trên thực tế, loài khủng long này được cho là không có khả năng tự vệ trước các động vật săn mồi. Nhưng chúng sử dụng những chiến lược để tự phòng vệ, đó là tốc độ và khứu giác của chúng.”

Loài khủng long này được cho là không có khả năng tự vệ trước các động vật săn mồi.

Reuters

Nghiên cứu này bắt đầu triển khai vào năm 2013 sau khi phát hiện ra một phần đuôi tại bang Coahuila (Mexico). Sau đó nhiều mẫu hoá thạch khác được phát hiện tại đây. Từ đó, các nhà khoa học đã thu thập, làm sạch và phân tích những mẫu xương từ phần trước của cơ thể khủng long này. Theo uớc đoán hiện nay Tlatolophus galorum dài từ 8-12m.
Các nhà cổ sinh vật học cũng đã thu thập được mào của khủng long, có độ dài khoảng 1,3 mét, cũng như các bộ phận khác của hộp sọ như hàm dưới và hàm trên, vòm miệng, và thậm chí phần hộp sọ chứa đựng bộ não của loài khủng long này.
Một điều thú vị, theo các nhà khoa học, là loài mới này "hòa bình và hay nói chuyện với nhau". Chúng dùng các âm thanh tần số thấp để "nói chuyện" như loài voi, và cũng có thể phát ra những âm thanh lớn để xua đuổi các loài ăn thịt.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.