'Phân biệt chủng tộc bằng vắc xin' Covid-19 nghiêm trọng ra sao?

19/05/2021 09:56 GMT+7

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết thế giới đã rơi vào tình trạng “ phân biệt chủng tộc vắc xin ” chứ không còn dừng lại ở mức nguy cơ xảy ra tình trạng đó nữa.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có bài phát biểu tại sự kiện Diễn đàn Hòa bình Paris vào ngày 17.5. Tại đây, ông nói rằng thế giới đã bước vào tình trạng “phân biệt chủng tộc bằng vắc xin”.
Ông nói “Các nước có thu nhập cao chiếm 15% dân số thế giới nhưng lại có 45% số lượng vắc xin của toàn cầu. Và các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp chiếm gần một nửa dân số nhưng mới chỉ nhận được 17% số vắc xin. Vì vậy, khoảng cách này thực sự rất lớn.”

Một lọ vắc xin Pfizer-BioNTech ngừa Covid-19 trong lô hàng đầu tiên đến Pháp tại hiệu thuốc trung tâm AP-HP ở ngoại ô thủ đô Paris, ngày 26.12.2020

AFP

Ông Ghebreyesus cho biết đến nay, WHO đã vận chuyển hơn 63 triệu liều vắc xin Covid-19 đến 124 quốc gia và nền kinh tế, nhưng con số đó chỉ chiếm 0,5% tổng dân số của các khu vực này. “Và vấn đề không phải nằm ở đầu ra của chương trình COVAX mà vấn đề nằm ở đầu vào. COVAX đạt hiệu quả đấy, nhưng vấn đề nằm ở nguồn cung cấp. Tất cả chúng ta đều biết lý do - chủ nghĩa dân tộc vắc xin, ngoại giao vắc xin và những hạn chế nghiêm trọng về nguồn cung.”

Các công nhân tải một lô hàng vắc xin Covishield của phòng thí nghiệm AstraZeneca, một phần của thỏa thuận COVAX, từ Amsterdam tại sân bay Ezeiza, tỉnh Buenos Aires (Argentina), ngày 18.4

AFP

Các trường hợp nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu vẫn ở mức cao kỷ lục, các biến thể mới đe dọa đến những thành quả mà chúng ta đã đạt được. Theo ông, vấn đề lớn ở đây là thiếu sự sẻ chia, nên biện pháp giải quyết vấn đề là cần chia sẻ nhiều hơn.
Trước đó, ông Ghebreyesus kêu gọi các nhà sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 cung cấp số lượng cho chương trình chia sẻ vắc xin của WHO (COVAX) sớm hơn kế hoạch do nguồn cung thiếu hụt vì bị gián đoạn xuất khẩu tại Ấn Độ. Hiện toàn thế giới đã ghi nhận hơn 163 triệu ca nhiễm với gần 3,4 triệu ca tử vong.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.