Nước bọt muỗi có thể cứu người bằng cách nào?

15/06/2020 11:52 GMT+7

Chìa khóa ngăn chặn đại dịch toàn cầu tiếp theo có thể nằm trong nước bọt muỗi.

Trong một phòng nghiên cứu bên ngoài thủ đô Campuchia, các nhà khoa học đang mổ xẻ muỗi để lấy nước bọt của chúng, sau đó trích xuất protein trong lượng nước bọt lấy được để phát triển vắc xin tổng hợp. 
"Chúng tôi đem nước bọt của muỗi đi đồng nhất, sau đó trét chúng vào khay vi thể 96 ô và đem đi ủ bệnh. Trong bước cuối cùng, chúng tôi bỏ cơ chất vào khay đó và ủ tiếp. Nếu thấy màu vàng, nghĩa là bệnh nhân đã phát triển các kháng thể chống protein có trong nước bọt của muỗi", theo nhà khoa học Kong Dara.

Các nhà khoa học tìm kiếm biện pháp phòng chống mọi mầm bệnh lây truyền qua muỗi.

Reuters

Nghiên cứu do nhà khoa học Jessica Manning thuộc trung tâm bệnh truyền nhiễm Mỹ dẫn đầu thực hiện cùng đội ngũ của bà tại Campuchia. Sốt rét giết chết 400.000 người mỗi năm. Nhưng nếu thành công, vắc xin này có thể bảo vệ con người khỏi bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt zika, sốt vàng da và nhiều bệnh khác.
Tất cả các vắc xin có sẵn đều nhắm vào một mầm bệnh cụ thể. Vắc xin mới này chống lại tất cả mầm bệnh. Ý tưởng là rèn luyện hệ miễn dịch của cơ thể để nhận ra protein nước bọt để phản ứng làm suy yếu hoặc ngăn chặn nhiễm bệnh.

Nghiên cứu nước bọt muỗi cho thấy cách các nhà khoa học mở rộng tư duy trong nghiên cứu vắc xin.

Reuters

Giai đoạn thử nghiệm ban đầu được thực hiện trên 49 tình nguyện viên khỏe mạnh và cho thấy phản ứng của hệ miễn dịch đối với protein nước bọt muỗi, nhưng không bao gồm các mầm bệnh. Vẫn cần nhiều thử nghiệm khác.
Đại dịch Covid-19 thúc đẩy sự chú ý mạnh mẽ về cách ứng phó với các bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu này là ví dụ cho thấy cách các nhà khoa học mở rộng tư duy và chú ý đến các vấn đề trọng điểm, như các mầm bệnh có thể được muỗi lây cho người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.