Những cơn nhức đầu nào đang đe dọa Thế vận hội Tokyo?

16/04/2021 09:46 GMT+7

Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ diễn ra. Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh cuối cùng cũng đã đến gần sau một năm bị hoãn lại do đại dịch Covid- 19 . Dù vậy, vẫn còn một số thắc mắc còn bỏ ngỏ xoay quanh tình hình Thế vận hội năm nay.

Ngày khai mạc Thế vận hội Tokyo đã cận kề.
Sự kiện sẽ bắt đầu vào ngày 23.7 và kết thúc vào ngày 8.8, và Thế vận hội dành cho người khuyết tật sẽ diễn ra từ ngày 24.8 đến ngày 5.9 năm nay.
Việc Thế vận hội phải hoãn 1 năm do đại dịch Covid-19 đã kéo theo rất nhiều phức tạp, và còn nhiều câu hỏi bị bỏ ngỏ liên quan đến số lượng khán giả, cũng như các quy định liên quan đến sinh hoạt trong giai đoạn diễn ra sự kiện.
Sẽ có khoảng 11.000 vận động viên Thế vận hội thi đấu với nhau ở 33 bộ môn thể thao, trong khi đó, hơn 4.000 vận động viên khuyết tật sẽ thi đấu với nhau ở 22 bộ môn tại Thế vận hội dành riêng cho họ.

Biểu tượng Olympic được đặt gần Sân vận động quốc gia tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản).

Reuters

Tuy nhiên, người lớn tuổi tại Nhật Bản chỉ vừa mới được tiêm chủng, vì thế vẫn sẽ cần ban hành các lệnh hạn chế.
Khán giả quốc tế sẽ không được tham dự Thế vận hội. 
Chia sẻ về quyết định trên, bà Seiko Hashimoto, Chủ tịch Thế vận hội Tokyo 2020 nói: “Bản thân tôi là một vận động viên đã từng tham gia Thế vận hội rất nhiều lần, nên việc khán giả quốc tế không được tham dự sự kiện này là vô cùng đáng tiếc.” 
Ban tổ chức dự kiến trong tháng 4 sẽ đưa ra quyết định về số khán giả địa phương tối đa được đến xem các cuộc thi đấu tại Thế vận hội.
Các sân vận động thể thao tại Nhật Bản gần đây đã được hoạt động hơn 50% công suất.
Một câu hỏi được đặt ra là, các vận động viên có bị buộc phải tiêm vắc xin trước khi tham gia thi đấu hay không?
Câu trả lời đơn giản là không.
Tuy nhiên, Ủy ban Olympic Quốc tế kêu gọi các vận động viên chủ động tiêm chủng tại quên nhà.
Không những thế, những người tham dự cần phải tuân thủ hướng dẫn sức khỏe trong sách chỉ dẫn của Thế vận hội, đã được công bố vào tháng 2.2021.Nó bao gồm việc duy trì đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 mét với vận động viên, và vỗ tay thay vì hò hát hoặc la hét để thể hiện sự ủng hộ.
Các vận động viên cũng sẽ được xét nghiệm ít nhất 4 ngày 1 lần.

Chỉ còn 100 ngày nữa, Thế vận hội Tokyo 2020 sẽ diễn ra.

Reuters

Ông John Coates, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế cho biết: “Tôi không ngần ngại khi nói rằng Thế vận hội sẽ diễn ra và đây sẽ có thể sẽ là Thế vận hội an toàn nhất.”
Nhật Bản đang tổ chức một số các sự kiện thử nghiệm – được xem là đợt tập dợt để xác nhận khả năng tổ chức Thế vận hội tại các địa điểm và thử nghiệm các quy trình kiểm tra sức khỏe.
Đầu tháng 5, sẽ có 4 sự kiện tương tự diễn ra tại Nhật Bản với sự tham gia của các vận động viên quốc tế.
Sẽ không thiếu các pha hành động khi Thế vận hội diễn ra. Đặc biệt, Thế vận hội năm nay sẽ ra mắt thêm 4 bộ môn thể thao gồm karate, leo núi trong nhà, lướt sóng và trượt ván.
Một số ngôi sao, như vận động viên judo người Pháp Teddy Riner hay vận động viên bơi lội Mỹ Katie Ledecky, sẽ trở lại vào cuộc thi năm nay và đem về nhiều huy chương hơn.
Việc vận động viên bơi lội người Nhật Rikako Ikee tham gia thi đấu sau khi đã chữa trị thành công bệnh ung thư máu chắc chắn sẽ là một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của sự kiện.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.