Nhờ đâu Nga không còn sợ cấm vận từ phương Tây?

27/09/2020 10:37 GMT+7

Giữa các khủng hoảng ngoại giao sau nghi vấn "hạ độc" lãnh đạo đảng đối lập Alexei Navalny và tình hình Belarus, Nga có nguy cơ bị phương Tây áp đặt thêm lệnh cấm vận. Tuy vậy lần này, tình hình ở Nga không đáng lo như những lần bị cấm vận trước đây.

Nga đã chuẩn bị cho nguy cơ nhận thêm cấm vận từ sau làn sóng trừng phạt đầu tiên hồi năm 2014. Đây là 5 cách Nga có thể làm để tránh hậu quả thảm họa.
Nga là quốc gia có trữ lượng vàng và ngoại tệ cao thứ 4 thế giới, và khoản dự trữ này cũng tăng dần trong 5 năm qua. Ngân hàng trung ương Nga cũng thả nổi đồng rúp tự do trong năm 2014, giúp nó đứng vững trong các cú sốc từ nước ngoài.
Thứ hai là dầu khí. Dầu khí là mặt hàng xuất khẩu chính của Nga.

Bể chứa dầu của Transneft, công ty độc quyền về hệ thống đường ống dầu khí của Nga.

Reuters

Để bảo vệ giá dầu trước các biến động, vào năm 2017 chính phủ Nga đã thay đổi quy tắc tài khóa, nên bất cứ khoản doanh thu nào từ dầu thô vượt một mức giá nhất định sẽ chạy thẳng vào kho bạc nhà nước.
Khi giá dầu giảm, Nga sẽ bán ngoại tệ để hỗ trợ đồng rúp. Việc này giúp Nga giảm phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, giảm nợ nước ngoài và thúc đẩy cho vay nội địa. Nợ nước ngoài của Nga cũng giảm đáng kể trong nhiều năm qua.
Nga còn có nhiều "bộ đệm" khác như hệ thống thẻ tín dụng nội địa trong trường hợp bị Visa và Mastercard cắt quan hệ. Nga cũng sở hữu hệ thống ngân hàng qua tin nhắn, cơ quan đánh giá tín dụng và nhiều hệ thống khác riêng. Tất cả nhằm giúp quốc gia này giảm lệ thuộc vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Cuối cùng, Nga cũng tự giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu. Từ năm 2014, Nga dần dần tự chủ hơn về cung cấp thực phẩm cho người dân sau khi bị cấm nhập khẩu phần lớn hàng hóa của phương Tây.
Lệnh cấm này và vị thế yếu hơn của đồng rúp giúp các nhà sản xuất nội địa bùng nổ. Tính từ năm 2013 đến nay, Nga đã giảm 1/3 lượng thực phẩm nhập khẩu so với trước đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.