Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hạn chế can thiệp trực tiếp vào xung đột Nagorno-Karabakh

10/11/2020 17:49 GMT+7

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện hạn chế can thiệp xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, chuyển sang hỗ trợ nhân đạo và quân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ xem việc mạnh mẽ ủng hộ Azerbaijan là một phần nỗ lực thúc đẩy vị thế của nước này trên trường quốc tế. Còn Nga là nước có thỏa thuận quốc phòng với Armenia, quyết tâm bảo vệ lợi ích riêng trong khu vực. Tuy vậy, cả hai nước đều muốn tránh đối đầu trong một cuộc chiến toàn diện.
Kể từ khi xung đột bùng phát tại vùng Nagorno-Karabakh hôm 27.9, hàng ngàn người đã thiệt mạng. Khu vực này được quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ Azerbaijan, dù phần lớn cư dân vẫn là người Armenia thiểu số.

Chiến sự Armenia-Azerbaijan đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Reuters

Hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Azerbaijan đóng vai trò rất quan trọng. Các tiến bộ vượt bậc về vũ khí và tác chiến của Azerbaijan khiến quốc gia này không muốn ký thỏa thuận hòa bình lâu dài.
Nga là nguồn cung vũ khí chính cho Armenia, dù vẫn bán nhiều loại vũ khí cho Azerbaijan, đều là những nước thuộc Liên Xô cũ.
Các chuyên gia nhận định Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng kiềm chế can thiệp quân sự quá sâu nếu Azerbaijan tiếp tục dấn tới. Nga cũng ít có khả năng trực tiếp can thiệp quân sự nếu Azerbaijan không cố ý tấn công Armenia.
Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần vượt qua khủng hoảng trong quá khứ. Cả hai quốc gia này đều lo ngại an ninh cho các đường ống dẫn dầu khí ở Azerbaijan.
Trong khi đó, sau 6 tuần giao tranh ác liệt, Azerbaijan hôm 9.11 tuyên bố đã chiếm được Shusha, khu vực nằm trên một ngọn núi nhìn xuống Stepanakert, thành phố lớn nhất vùng Nagorno-Karabakh. Người Armenia gọi khu vực này là Shushi.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng đoạn phim quay cảnh binh sĩ nước này xuất hiện ở Shusha. Dù vậy, đoạn phim này vẫn chưa được xác minh.

Chụp màn hình clip

Lãnh đạo vùng Nagorno-Karabakh hôm 9.11 phủ nhận việc mất kiểm soát Shusha.
Các chuyên gia quân sự nhận định Shusha có thể là bàn đạp cho cuộc tấn công của Azerbaijan nhắm vào thành phố Stepanakert. Việc mất thành phố này có thể là cú sốc lớn đối với người Armenia trong xung đột tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.