Khung cảnh êm đềm nơi đang chờ đợi sóng gió từ cuộc gặp Biden-Putin đầu tiên

11/06/2021 07:33 GMT+7

Ngôi biệt thự thế kỷ 18 nhìn ra hồ Geneva này sẽ là nơi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu gặp nhau.

Biệt thự yên bình này sẽ làm nền cho những cuộc tranh luận đối đầu đầy căng thẳng. Các tranh cãi về can thiệp bầu cử, tấn công mạng, nhân quyền và xung đột ở Ukraine là chủ đề chính của cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa Nga và Mỹ.
Cảnh sát và quân đội Thụy Sĩ đã đóng cửa hai công viên xung quanh biệt thự La Grange, đồng thời lắp đặt rào chắn và dây thép gai.
Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, không cùng các nước phương Tây cấm vận Nga sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Thụy Sĩ đã vận động quyết liệt để giành quyền tổ chức cuộc họp thượng đỉnh quan trọng nhất nhiều năm qua giữa Washington và Moscow.

Khung cảnh xung quanh biệt thự La Grange, nơi sẽ diễn ra cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin

Reuters

Hồi năm 1985, Thụy Sĩ cũng từng tổ chức cuộc họp thượng đỉnh hạt nhân giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.
Vào năm 2009, tại Geneva, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton tặng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chiếc hộp màu vàng với nút “cài đặt lại” màu đỏ, biểu tượng cho nỗ lực cải thiện quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, nỗ lực này đã không đi đến đâu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Reuters

Ông Putin chắc chắn biết rõ cuộc họp thượng đỉnh sắp tới sẽ khác biệt so với mối quan hệ giữa ông với cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump thường xuyên ca ngợi lãnh đạo Nga dù các cơ quan tình báo Mỹ nhận định Moscow có khả năng đứng sau vụ tấn công mạng và can thiệp bầu cử Mỹ. Nga đã phủ nhận các cáo buộc liên quan.
Ngày 9.6, Tổng thống Biden thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức. Ông đến Anh để họp với lãnh đạo các nước G7. Sau đó một tuần ông sẽ gặp ông Putin ở Geneva. Chuyến đi kéo dài 8 ngày có mục tiêu tái xây dựng quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vốn đã trở nên căng thẳng dưới thời ông Trump.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.