Thỏa thuận
Iran tạo ra một trong những chế độ xác minh hạt nhân có tính can thiệp sâu nhất từng được áp dụng lên 1 quốc gia.
“Một thỏa thuận toàn diện, kéo dài giúp ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân trong khi vẫn cho phép nước này tiếp cận nguồn năng lượng hòa bình”, theo
cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Quan tài khoa học gia hạt nhân của Iran Mohsen Fakhrizadeh tại Tehran ngày 30.11.
|
Thỏa thuận này có 1 mục tiêu: kéo dài khoảng thời gian cần thiết để Iran thu thập đủ nguồn nhiên liệu phân hạch để sản xuất được một
bom hạt nhân. Khoảng thời gian này còn có tên gọi là “thời gian đột phá”.
Iran vẫn khẳng định chưa từng và sẽ không bao giờ muốn có vũ khí hạt nhân, và mọi hoạt động hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích dân sự. Tuy nhiên, Iran bắt đầu phá vỡ các giới hạn của thỏa thuận từ năm 2019 nhằm từng bước đáp trả việc
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hồi tháng 5.2018 và tái áp dụng các lệnh cấm vận.
“Chúng tôi không để nhà tài trợ khủng bố hàng đầu
thế giới sở hữu các vũ khí nguy hiểm nhất hành tinh”,
Tổng thống Trump từng nói.
Iran phá vỡ nhiều giới hạn trong quá trình phát triển hạt nhân kể từ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
|
Iran đã phá vỡ giới hạn về lượng uranium làm giàu nước này được phép tồn trữ, giới hạn mức độ làm giàu được phép tinh chế, cũng như loại máy li tâm và các cơ sở để chế tạo uranium.
Iran hiện vẫn hợp tác với cơ quan LHQ giám sát thỏa thuận. Cơ quan này cho biết Iran đang không phát triển hạt nhân ở tốc độ hết năng lực của mình. Tuy vậy, “thời gian đột phá” đã bị rút ngắn.
Vậy Iran đã tiến gần khả năng sở hữu
bom hạt nhân đến mức nào? Điều này còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Mục tiêu của thỏa thuận hạt nhân là tăng khoảng thời gian trên từ khoảng 2-3 tháng lên ít nhất 1 năm. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng giới hạn trên là vừa phải và thực tế là Iran cần nhiều thời gian hơn.
Sau đó, thậm chí khi đã tích lũy đủ nhiên liệu phân hạch, Iran cần phải thực sự lắp ráp một quả bom hạt nhân và nó phải đủ nhỏ để được gắn vào các tên lửa đạn đạo. Hiện chưa rõ sẽ tốn bao nhiêu thời gian nhưng trở ngại lớn nhất trong việc sản xuất vũ khí là tích lũy vật liệu phân hạch.
Những bên ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran đang hy vọng Mỹ thay đổi chính sách khi
Tổng thống tân cử Joe Biden nhậm chức. Ông Biden đã cam kết sẽ tái tham gia thỏa thuận nếu Iran khởi động việc tuân thủ các điều kiện.