'Dĩ độc trị độc': dùng muỗi dập dịch sốt xuất huyết

30/08/2020 11:00 GMT+7

Chỉ với một nút bấm và tiếng rung của quạt, cửa sập sẽ mở ra và 150 con muỗi đực nuôi trong phòng thí nghiệm bay ra, đi tìm kiếm "bạn đồng hành" mà chúng có thể giao phối. Nhưng đây là một loại muỗi được lai tạo đặc biệt.

Singapore có một loại “vũ khí” đặc biệt để chống lại dịch sốt xuất huyết lây qua muỗi. Vũ khí đó là muỗi - nhưng không phải loại muỗi thông thường, mà là những con được phóng ra từ chiếc hộp 6 ống mang trong mình một loại vi khuẩn đặc biệt.
Mỗi lần, khoảng 150 con muỗi đực được nuôi trong phòng thí nghiệm được thả ra trong các khu nhà ở công cộng để tìm kiếm bạn giao phối. Vi khuẩn Wolbachia mà loại muỗi này mang theo sẽ ngăn chặn các bệnh như Zika, Sốt vàng da cũng như bệnh sốt xuất huyết, và muỗi không thể truyền chúng.

Muỗi đực Wolbachia-aedes aegypti được thả qua ống phóng muỗi tại một địa điểm thử nghiệm bất động sản nhà ở công cộng ở Singapore vào ngày 27.8

Reuters

Và theo chánh thanh tra Ng Lee Ching giải thích, nó khiến con cái không thể tạo ra nhiều muỗi hơn. “Khi một con muỗi đực giao phối với một con cái trên đồng ruộng, chúng không tương thích với nhau. Vì vậy, những quả trứng được đẻ bởi con cái không thể sống được, chúng không nở.”
Singapore là một hòn đảo nhỏ nhưng có dân số 5,7 triệu người. Đảo quốc này đã ghi nhận hơn 26.000 ca sốt xuất huyết tính từ đầu năm So với 22.000 ca trong năm 2013 thì tình hình tồi tệ hơn nhiều. “Nên nếu bạn có thể tưởng tượng, nếu chúng ta tiếp tục thả những con muỗi Wolbachia đực này vào đồng ruộng, cạnh tranh với loại hoang dã, giao phối với con cái, chúng sẽ giúp giảm dần số lượng muỗi trong cộng đồng”, bà nói.

Hình ảnh muỗi Wolbachia-Aedes aegypti tại cơ sở sản xuất muỗi của Cơ quan Môi trường Quốc gia ở Singapore. Ảnh chụp ngày 19.8

Reuters

Bà Ng Lee Ching cho biết một số khu vực có số lượng muỗi cao đã giảm tới 90%. Chiến lược này cũng đã thành công ở vùng nông thôn phía bắc Queensland (Úc), nhưng một số người nghi ngờ tính hiệu quả tại Singapore, nơi đã đô thị hóa đông đúc.
Chủ tịch Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm quốc tế, Paul Tambyah chia sẻ: “Vì chúng tôi phải thả những con muỗi này ở khắp mọi nơi và mọi người sẽ khó chịu khi nhìn thấy một con muỗi. Bạn biết đấy, bạn nói với họ đây là một con muỗi đực vô sinh, họ sẽ không thể phân biệt được đâu, họ sẽ không tóm lấy con muỗi và kiểm tra xem đó là con đực hay con cái. Họ sẽ xua đuổi chúng, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến mục đích của dự án. Vì vậy, sẽ hơi khó khăn để xem làm thế nào mà phương án này hoạt động ở Singapore.”
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.