Chính sách ở Trung Đông của cựu Tổng thống Trump sẽ còn lại gì khi ông Biden nhậm chức?

22/01/2021 20:00 GMT+7

4 năm qua, Tổng thống Donald Trump đã thay đổi nhiều chính sách của Mỹ từng được áp dụng nhiều thập niên trước đó ở khu vực Trung Đông . Nhưng khi nước Mỹ đã có tổng thống mới, bao nhiêu trong số đó sẽ tiếp tục tồn tại?

Ông Anthony Blinken, lựa chọn của ông Biden cho vị trí ngoại trưởng, đã tỏ ý giữ lập trường chống Iran: “Nói về Iran thì có vài điều: đầu tiên, Tổng thống Biden cam kết giữ lập trường rằng Iran không thể sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Ngoại trưởng Mỹ tương lai Anthony Blinken trong phiên điều trần trước Quốc hội.

Reuters

Nhưng ông Blinken cũng thừa nhận rằng quá trình tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 sẽ kéo dài.
Cao nguyên Trump, Quảng trưởng Trump, trạm xe lửa Trump… Cựu Tổng thống Trump để lại dấu ấn của mình tại Israel, nơi ông được kính trọng vì sự ủng hộ dành cho đất nước này.
Chính phủ ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel cũng như khẳng định Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel. Tuy nhiên, ông Trump bị chỉ trích công khai ở lãnh thổ của người Palestine.

"Cao nguyên Trump" - dấu ấn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Israel.

Reuters

Trong phiên điều trần trước Thượng viện, ông Blinken cho biết chính phủ Tổng thống Biden sẽ quay lại các chuẩn mực ngoại giao trước thời Tổng thống Trump.
“Cách duy nhất để đảm bảo tương lai của Israel vẫn là một nhà nước Do Thái dân chủ và trao cho người Palestine nhà nước họ đáng được hưởng là thông qua giải pháp 2 quốc gia”, theo ông Blinken.
Ông Biden đã cam kết hồi phục quan hệ với Palestine, mà trước đó đã bị ông Trump cắt đứt, thông qua quá trình nối lại viện trợ và phản đối kế hoạch mở rộng khu định cư Israel.
Tuy nhiên, một số di sản của ông Trump sẽ được duy trì, như địa điểm đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem.

Tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem.

Reuters

Chuyên gia khoa học chính trị Eitan Gliboa cho biết thành tựu quan trọng nhất của ông Trump chính là các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và UAE, Bahrain, Sudan và Morocco.
“Các thỏa thuận này thay đổi cục diện quốc tế và khu vực của Trung Đông vì lần đầu tiên trong nhiều năm có cơ hội đạt hòa bình toàn diện giữa Ả Rập và Israel… Thủ tướng Netanyahu và ông Trump đã thiết lập quan hệ thân thiết, chặt chẽ, nhưng điều này thể hiện sự bất ổn trong quan hệ Israel và Mỹ, và sẽ không tiếp diễn dưới thời chính phủ ông Biden”
Các thỏa thuận ngoại giao có khả năng kéo dài khi nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng ở Mỹ, và đem lại sự tái cơ cấu chiến lược giữa các quốc gia chống lại Iran.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.