Cướp 35 tỉ đồng “tiền ảo” và những thách thức pháp lý

26/06/2020 16:28 GMT+7

Liên quan đến việc một nhóm đối tượng bắt cóc doanh nhân để cướp 35 tỉ đồng, có nhiều thông tin cho rằng đó là “tiền ảo”. Vậy những câu chuyện pháp lý xoay quanh vấn đề tiền ảo và vụ việc cướp tài sản này là gì? Chúng tôi đã trao đổi với luật sư Lê Ngọc Luân thuộc hãng luật Gold Key để được giải đáp những thắc mắc trên.

Luật pháp Việt Nam quy định như thế nào đối với vấn đề tiền ảo?
Luật sư Lê Ngọc Luân - Hãng luật Gold Key cho biết:
"Tôi cũng có xem qua trường hợp mà cơ quan truyền thông báo chí đã đưa tin liên quan đến một vụ cho rằng là cướp tài sản, trong đó giá trị tài sản là 35 tỉ đồng. Nhưng 35 tỉ đồng ở đây không phải là tiền Việt Nam mà đó là một đồng tiền ảo. Và cơ quan báo chí cho rằng quy đổi ra tiền Việt là 35 tỉ đồng. Thì trong trường hợp này, hiện tại bây giờ, quy định của luật pháp chưa xem xét đồng tiền ảo là một loại giá trị về mặt tài sản. Và cái đồng tiền đó chưa được cho phép lưu hành tại Việt Nam như đồng tiền Việt Nam hay các ngoại tệ như đồng USD hay euro. Rõ ràng trong trường hợp này, đối với đồng tiền ảo đó thì pháp luật chưa quy định."
Không có quy định về tiền ảo, làm thế nào để định giá tài sản bị chiếm đoạt để xử lý vụ việc?
Luật sư Lê Ngọc Luân - Hãng luật Gold Key cho biết:
Hiện tại đang có 2 luồng dư luận liên quan đến việc này. Người ta cho rằng có thể định giá đồng tiền ảo đó bằng cách là tại thời điểm giá trị đồng tiền đó khi phát sinh hành vi, thì người ta sẽ định giá 100 hoặc 1.000 đồng tiền ảo quy đổi ra USD là bao nhiêu? Và từ đồng đô la đó quy đổi ra tiền Việt để xác định giá trị của đồng tiền ảo. Cách thứ hai là vì luật pháp chưa quy định đồng tiền ảo đó là một tài sản, là một đồng tiền được lưu hành tại Việt Nam. Thì trong trường hợp này, nếu thực hiện phương pháp định giá như quan điểm thứ nhất, liệu rằng nó đã phù hợp pháp luật hay chưa? Tôi cho rằng rất khó để trả lời trong trường hợp này.
Luật sư Lê Ngọc Luân cũng đưa ra những kiến nghị xung quanh những vướng mắc xung quanh vấn đề tiền ảo này:
"Luật pháp chưa có đầy đủ quy định cho hoạt động này. Thì đó là một thiếu sót. Do đó tôi nghĩ rằng cơ quan lập pháp cần ngay lập tức phải ban hành quy định để điều tiết và xem xét đến cái việc lưu hành đồng tiền ảo này để xem đó có phải là hàng hóa hay không? Và nếu xem là hàng hóa thì đó có phải một loại hàng hóa đặc biệt hay không? Có được xem như một loại đồng tiền hay không? Và nếu xem nó thì phải có những quy định hết sức rõ ràng để nó được thực hiện. Và trong trường hợp này cần phải ban hành quy định, bởi ở Việt Nam chưa thừa nhận những tất cả các nước trên thế giới người ta đã thừa nhận việc này. Thì khi có những chế tài, những quy định rõ đó thì chúng ta sẽ tránh xảy ra những trường hợp như chúng ta thấy việc xảy ra vừa rồi cũng như tránh những trường hợp đáng tiếc mà việc lưu thông hoạt động của đồng tiền ảo đang diễn ra trên thị trường."
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.