Vì sao truyện 'ngôn tình’ cuốn hút giới trẻ?

25/03/2016 09:31 GMT+7

Những yếu tố tình cảm trong ngôn tình hướng đến giá trị nội tâm, gieo vào lòng người trẻ những mơ ước về những tình yêu đích thực, thuần khiết không so đo tính toán nên đó cũng là lý do khiến ngôn tình đốn tim giới trẻ...

Những yếu tố tình cảm trong ngôn tình hướng đến giá trị nội tâm, gieo vào lòng người trẻ những mơ ước về những tình yêu đích thực, thuần khiết không so đo tính toán nên đó cũng là lý do khiến ngôn tình đốn tim giới trẻ...

Truyện ngôn tình có giá trị nhân văn bởi có thể thấy các nhân vật cư xử với nhau rất đẹp, tế nhị - Ảnh: Tịnh TâmTruyện ngôn tình có giá trị nhân văn bởi có thể thấy các nhân vật cư xử với nhau rất đẹp, tế nhị - Ảnh: Tịnh Tâm
Để ‘giải mã’ sức hút của những tiểu thuyết ngôn tình đối với giới trẻ ngày nay, Thanh Niên đã có cuộc trao đổi ngắn với thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung.
Theo thạc sĩ tâm lý Trang Nhung, truyện ngôn tình “được lòng” độc giả trẻ vì rất nhiều lý do. Đầu tiên, nhân vật trong ngôn tình luôn là sự tổng hợp của mọi yếu tố hoàn hảo: ngoại hình xinh đẹp, tính cách ga-lăng, dễ thương, gia cảnh giàu có, sành điệu trong ăn mặc...


Các chi tiết, hình ảnh, lời thoại, nội dung của ngôn tình chạm vừa đúng đến các nhu cầu vật chất, tâm lý của giới trẻ


Thạc sĩ tâm lý Trang Nhung


Thứ hai, cách biểu hiện của các nhân vật trong ngôn tình luôn ở mức “đáng mơ ước” về sự cư xử đẹp, lịch thiệp, hoặc chứa đựng sự mâu thuẫn theo cách thu hút người khác như “tính cách lạnh lùng, thô lỗ nhưng yêu sâu đậm và chung thủy”, “ít nói nhưng quan tâm từng chi tiết nhỏ khiến người khác mềm tim”.
"Các chi tiết, hình ảnh, lời thoại, nội dung của ngôn tình chạm vừa đúng đến các nhu cầu vật chất, tâm lý của giới trẻ: Mong muốn có một cuộc sống thành đạt, giàu có, tự chủ khi còn trẻ; có những chuyện tình đầy thú vị, đầy sự bao dung, cảm thông, yêu chiều; có một kết thúc đẹp cho chuyện tình cảm.
Bởi hầu hết những yếu tố tình cảm trong ngôn tình đều hướng đến giá trị nội tâm nên gieo vào lòng người trẻ những mơ ước về những tình yêu đích thực, thuần khiết không so đo tính toán nên đó cũng là lý do chính khiến ngôn tình đốn tim giới trẻ”, thạc sĩ tâm lý Trang Nhung phân tích thêm.
Về việc nhiều người có ác cảm với ngôn tình, cho rằng thể loại truyện này không đem lại kiến thức hiểu biết mà chỉ làm đầu óc con người mộng mị, thạc sĩ Trang Nhung nhận định, việc đọc ngôn tình chỉ đáng bị chỉ trích nếu sau khi đọc xong, người đọc bị lậm vào lối sống, hành xử, giao tiếp đậm chất văn chương, gây khó chịu cho người xung quanh hoặc tổn hại sức khỏe, mối quan hệ của chính người đó.
Chúng ta đọc ngôn tình, học những cái hay trong cách đánh giá con người, trong cách hành xử với nhau - Ảnh minh họa: Tịnh Tâm 
Xét theo nhiều mặt, truyện ngôn tình vẫn có giá trị nhân văn bởi trong các nội dung, chúng ta có thể thấy các nhân vật cư xử với nhau rất đẹp, tế nhị. Bên cạnh đó, các câu chuyện ngôn tình thường khiến người ta mơ ước về các "soái ca" - là những anh chàng “có thể làm mọi điều khiến người mình yêu thương hạnh phúc, dù là những điều mang tính vật chất hoặc tinh thần”.


Chúng ta đọc ngôn tình, học những cái hay trong cách đánh giá con người, trong cách hành xử với nhau và hoàn toàn có quyền mơ về một cuộc sống như “ngôn tình”, nghĩa là đặt ra mục tiêu có được công việc tạo thu nhập tốt để có được cuộc sống vật chất tiện nghi. 


Thạc sĩ tâm lý Trang Nhung


Đây cũng chính là một cách xây dựng những giá trị riêng trong cuộc sống khi mà người trẻ có quá nhiều lựa chọn sách báo, thông tin, thì giữa ma trận thông tin, nội dung ấy, có một cái gì đó nhẹ nhàng, ngọt ngào thì chẳng phải sẽ dễ chịu hơn những ấn phẩm mang tính chất bạo lực, kích dục hoặc không mang nội dung giải trí lành mạnh sao?
Tuy nhiên, vì ngôn tình là một dạng “hoàn hảo hóa cuộc sống” nên dễ khiến những người nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm sống thấy là vô lý, cộng thêm sự cuồng của giới trẻ cũng như hội chứng “sống lậm ngôn tình” ở một vài bạn trẻ khiến ngôn tình bị chỉ trích vì “sống thiếu thực tế”.
Chúng ta đọc ngôn tình, học những cái hay trong cách đánh giá con người, trong cách hành xử với nhau và hoàn toàn có quyền mơ về một cuộc sống như “ngôn tình”, nghĩa là đặt ra mục tiêu có được công việc tạo thu nhập tốt để có được cuộc sống vật chất tiện nghi. Có kiến thức phong phú để “đụng đâu biết đó”, có sức khỏe, sự dẻo dai để chinh phục thế giới, mở rộng tầm nhìn. Có đủ trải nghiệm một cách học thức để trở thành người cư xử đầy tinh tế và luôn biết cách giải quyết mọi vấn đề, biết mở rộng trái tim để đón yêu thương và trân trọng yêu thương đó.
Đó chính là những nguyên tắc để tạo nên “ngôn đời”, trong đó có chứa “ngôn tình”. Ngôn tình sẽ mãi chỉ là ấn phẩm giải trí nếu chỉ đọc và mơ tưởng, nó sẽ thành sự thật khi mỗi người tự phấn đấu để hiện thực hóa những tiêu chí mà mình đã vì nó mà đổ “đứ đừ đừ” các nhân vật kia.
Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hoài An:
Đời thực và những câu chuyện hoặc nhân vật trong các tiểu thuyết ngôn tình có sự cách biệt rất xa. Chính vì vậy với những mơ ước bay bổng hình tượng hóa "soái ca" sẽ khiến các bạn trẻ dễ dàng hụt hẫng khi phải "đối mặt" với những nhân vật thực tế có phần "phũ phàng".
Tuy nhiên, những mẫu truyện ngôn tình đa phần chỉ có thể tác động lớn đến các bạn tuổi teen, lứa tuổi chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống. Đôi khi, việc cho trí tưởng tượng bay cao bay xa cũng góp phần hình thành những suy nghĩ sáng tạo và những phút giây thăng hoa đầy cảm xúc, âu cũng là một món ăn tinh thần cần thiết trong giai đoạn độ tuổi này nếu các bạn biết phân định rõ nút thắt của tưởng tượng và thực tế.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.