Vì sao ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn đại học tư thục?

29/04/2021 08:00 GMT+7

Trong những năm gần đây bên cạnh các trường ĐH công lập lâu đời, các trường ĐH có yếu tố nước ngoài, các thí sinh và phụ huynh cũng dần chọn các trường ĐH tư thục ngay từ những nguyện vọng đầu tiên.

Giáo dục đang dịch chuyển

Điều này cho thấy bức tranh giáo dục ĐH trong nước đang dần có sự dịch chuyển. Câu hỏi đặt ra là vì sao ngày càng có nhiều phụ huynh và thí sinh lựa chọn trường ĐH tư thục?
Theo truyền thống hiếu học của người Việt Nam, học tập luôn được gia đình và phụ huynh chú trọng, được xem như sự đầu tư cho tương lai của con, cho dù gia đình có đủ điều kiện hay không. Vì vậy yếu tố “Chất lượng” vẫn được đặt lên hàng đầu khi lựa chọn ngành nghề và trường ĐH. Ngay từ những năm đầu của phổ thông, học sinh và phụ huynh đã có điều kiện tham quan, hướng nghiệp, tìm hiểu về ngành nghề, trường đại học phù hợp. Nếu xem “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” thì có thể xem lựa chọn phù hợp của người học và phụ huynh dựa trên yếu tố khả năng ra trường có việc làm, học phí tương xứng với giá trị tăng thêm của người học.
Cho đến nay hệ thống trường ĐH ngoài công lập đã có 27 năm hình thành và phát triển. Trên cả nước hiện có hơn 60 trường ĐH tư thục và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, năm 1994 chỉ có 5 trường ĐH ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 8,6%. Đến năm 2016, số lượng trường đã tăng lên đến con số 60, chiếm tỷ lệ 25,5% tổng số các trường ĐH cả nước. Số lượng sinh viên của các trường ĐH tư thục cũng chiếm tỷ lệ gần 20% tổng số sinh viên cả nước. Tuy nhiên cũng trong một thời gian dài xã hội cũng có nhìn nhận phân biệt giữa ĐH công lập và tư thục. Cho đến khi Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực, đã xóa bỏ ranh giới giữa hai loại hình trường.
Theo đó, tất cả các trường ĐH có quyền tự chủ như nhau đi kèm với tự chịu trách nhiệm. Các trường ĐH công khai giải trình các yếu tố thể hiện chất lượng với xã hội để thực hiện giám sát. Một cách công khai về chất lượng và thực hiện giải trình là thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Như Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là một trường ĐH tư thục nhưng đã đạt 4 sao theo QS Stars và UPM, 4 chương trình đáp ứng tiêu chuẩn AUN-QA và 3 chương trình đạt kiểm định theo tiêu chuẩn Bộ GD-ĐT. Có thể nói đây là cách khẳng định chất lượng cụ thể và thuyết phục nhất của một trường ĐH.

Lợi thế gắn kết với doanh nghiệp

Một trong các quyền tự chủ của các trường ĐH là được quyền mở các chương trình đào tạo mới nhưng phải phù hợp nhu cầu của xã hội, thị trường lao động. Đây là lợi thế của các trường ĐH tư thục trong thời gian dài đã luôn chú trọng gắn kết với doanh nghiệp. Cụ thể như Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngay từ đầu đã có chiến lược liên minh gắn kết với doanh nghiệp, mời doanh nghiệp tham gia hội thảo phân tích nghề để thiết kế chương trình, cùng với doanh nghiệp đào tạo thực hành nghề nghiệp...
Chỉ mới vài ngày trước, có một thông tin khá đặc biệt là sinh viên tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ được tham gia chương trình thực tập vật lý y khoa lần đầu tiên tại VN do trường phối hợp cùng Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện. Ngoài những tiết thực hành tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế do trường xây dựng với sự hỗ trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sinh viên sẽ tham gia khóa thực tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian là 2 năm và được chia làm 3 giai đoạn gồm: Kiến tập (nửa năm đầu) - Thực tập (1 năm tiếp theo) - Khóa luận tốt nghiệp (nửa năm cuối).
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành còn chú trọng điều chỉnh Chương trình đào tạo kịp thời theo hướng năng lực, cập nhật yêu cầu của thị trường lao động như khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số… Người học được tạo môi trường để phát triển toàn diện, không chỉ về kỹ năng mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách. Nhà trường cũng đầu tư cơ sở vật chất không chỉ về phòng học, phòng thí nghiệm thực hành mà còn hệ thống thư viện mở, phòng tập TDTT...
Điều quan trọng để có thể cải tiến chất lượng liên tục, nhà trường đã thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, như thường xuyên lấy kiến phản hồi của người học về phương pháp giảng dạy, chất lượng dịch vụ. Kết quả cuối cùng được nhìn nhận là tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm luôn đạt mức cao, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Với sự đầu tư, thay đổi không ngừng nâng cao chất lượng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành hiện đang đào tạo hơn 20.000 sinh viên với 48 chương trình đào tạo bậc đại học, 4 chuyên ngành cao học, có đầy đủ các chuyên ngành: sức khỏe, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, khoa học xã hội, nghệ thuật. Đây có thể là một sự lựa chọn phù hợp với mục tiêu của phụ huynh và học sinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.