Vì sao Google lại chọn tên công mẹ là Alphabet?

12/08/2015 16:29 GMT+7

(TNO) Sau đợt tái cấu trúc, Google sẽ trở thành công ty con của Alphabet do Larry Page lãnh đạo. Trang TechCrunch vừa đưa ra các thông tin cụ thể liên quan đến tên những sản phẩm mà Google đang phát triển để lý giải vì sao Alphabet lại được chọn (đại diện chính là những chữ cái trong từng sản phẩm).

(TNO) Sau đợt tái cấu trúc, Google sẽ trở thành công ty con của Alphabet do Larry Page lãnh đạo. Trang TechCrunch vừa đưa ra các thông tin cụ thể liên quan đến tên những sản phẩm mà Google đang phát triển để lý giải vì sao Alphabet lại được chọn (đại diện chính là những chữ cái trong từng sản phẩm).

A - Alphabet

Alphabet là công ty mẹ mới mà Google công bố, sẽ là nơi chứa tất cả các dự án kinh doanh của hãng. Bằng cách đưa ra các sáng kiến độc lập khác nhau như Nest hay Life Sciences dưới sự quản lý của các CEO riêng sẽ giúp các sản phẩm được phát triển nhanh hơn, và Google có thể giữ chân nhân tài tốt hơn.
Alphablet là tên gọi dành cho công ty mẹ của Google
B - Boston Dynamics
Boston Dynamics là một dự án phát triển robot hiện đại. Với sản phẩm có tên gọi WildCat, nó có thể chạy, nhảy và trông giống như con người. Google mua lại Boston Dynamics vào năm ngoái.
C - Calico
Là một dự án nhằm kéo dài tuổi thọ con người của Google, nơi công ty đã chi tiêu hàng trăm triệu USD để nghiên cứu các giải pháp chống thoái hóa thần kinh và ung thư. Calico đã phát triển ra một loại thuốc gọi là P7C3 giúp điều trị bệnh Alzheimer.
D - DeepMind
Đây là dự án trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) mà Google mua lại vào năm ngoái để tái khởi động nỗ lực phát triển thiết bị AI của mình. Rất ít chi tiết cụ thể được biết về DeepMind, nhưng nó có thể giúp Google làm bất cứ điều gì, từ những chiếc xe tự lái cho đến cải thiện trợ lý ảo Google Now.
DeepMind vẫn còn là một trong những sản phẩm có ít thông tin được chia sẻ từ Google
E - Google Earch
Google Earth cho phép bạn khám phá một thế giới ảo với các hình ảnh vệ tinh kết nối lại với nhau. Theo thời gian, Google bắt đầu bổ sung hình ảnh bên ngoài không gian cũng như lòng đại dương vào dịch vụ của mình.
F - Google Fiber
Google Fiber cung cấp tốc độ internet siêu cao 1 Gbps cũng như truyền hình cáp đến người dùng thông qua hệ thống cáp quang. Hiện Google Fiber chỉ xuất hiện tại một vài thành phố ở Mỹ, và tốc độ của nó cung cấp nhanh hơn khoảng 100 lần so với tốc độ kết nối internet trung bình của người dân ở đây.
G - Google Glass
Google được cho là đang phát triển một phiên bản Google Glass dành cho doanh nghiệp, cho phép người dùng sử dụng mà không rời mắt khỏi công việc của họ.
H - Google Hangouts
Hangouts là nền tảng chat video nhóm của Google. Nó có thể tự động biết ai đang nói chuyện và cung cấp cho người sử dụng các hiệu ứng làm việc khá tốt.
Google Hangouts mang đến trải nghiệm chat video nhóm hấp dẫn hơn
I - Google Ideas
Google Ideas là một công cụ được phát triển để chống lại những cuộc tấn công trực tuyến. Một trong những sản phẩm từ Ideas đó là Digital Attack Map có thể theo dõi và hình dung các nguồn của cuộc tấn công DDOS.
J - Jump VR
Jump là đối tác của Google trong việc phát triển máy ảnh thực tế ảo dựa trên máy ảnh hành trình GoPro. Sử dụng đến 16 máy ảnh GoPro Heros được gắn kết trong một vòng tròn để có thể nắm bắt cuộc sống thực tế ở mọi hướng và sau đó ghép nó vào máy ảnh thực tế ảo.
K - Knowledge Graph
Đây là một cơ sở dữ liệu thông tin tìm kiếm ngữ nghĩa giúp Google cung cấp cho người sử dụng những câu trả lời cho những câu hỏi thực tế của họ mà không cần phải nhấp vào liên kết. Nó được hỗ trợ bởi hàng chục tỉ sự kiện.
L - Life Sciences
Life Sciences là một bộ phận của Google X nhằm giúp cải thiện sức khỏe con người bằng cách triển khai các dự án nghiên cứu như kính áp tròng thông minh.
Kính áp tròng thông minh là một thành quả đến từ bộ phận Life Sciences
M - Makani
Makani là công ty Google mua lại để sản xuất máy bay thu năng lượng gió. Nó làm việc hiệu quả hơn so với tuabin trên mặt đất vì hoạt động ở khu vực có gió mạnh hơn. Cánh của máy bay được nối cáp dẫn xuống mặt đất, đồng thời được trang bị tuabin hoạt động như các tuabin gió thông thường. Khi không khí đi qua các cánh quạt và làm cho chúng quay trục của máy phát điện, từ đó sản xuất ra điện năng và dẫn truyền về mặt đất.
N - Nest
Nest là trung tâm của sáng kiến kết nối các thiết bị gia dụng thông minh của Google. Ngày nay Nest có khả năng điều tiết nhiệt, báo cháy, camera an ninh, nhưng trong tương lai nó sẽ phát triển hơn nữa.
O - lệnh bằng giọng nói “Ok Google”
“OK Google" là câu lệnh giúp đánh thức ứng dụng trợ lý giọng nói có trên Android và Chrome của Google. Công nghệ nhận dạng giọng nói giải mã những gì bạn nói và có thể phản hồi các dòng lệnh.
P - Project Loon
Project Loon là cách mà Google muốn đưa internet đến với các khu vực vùng sâu vùng xa thông qua các khinh khí cầu. Hiện nó đang được thử nghiệm đưa internet đến toàn bộ quốc gia Sri Lanka.
Project Loon đang được thử nghiệm trên toàn bộ lãnh thổ Sri Lanka
Q - QUIC Protocol
QUIC là từ viết tắt của Quick UDP Internet Connection, một giao thức được thiết kế từ Google trong việc tăng tốc độ kết nối web. Nó được thiết kế để giảm bộ đệm băng thông video khoảng 30% và có thể giúp các trang web tải được nhanh hơn trên các đường truyền kết nối internet chậm.
R - reCAPTCHA
Đây là một công nghệ bảo mật mà Google mua từ Đại học Carnegie Mellon. Nó được thiết kế như là cách để “khai tử” CAPTCHA, đơn giản hóa tối đa hoạt động nhập ký tự giúp tránh những phiền phức không đáng có cho người dùng.
S - Skybox Imaging
Skybox Imaging là hãng vệ tinh cỡ nhỏ mà Google mua lại vào năm ngoái với giá 500 triệu USD. Các vệ tinh nhỏ của nó có chi phí sản xuất rẻ và có thể dễ dàng đưa lên không gian nhằm giúp Google cập nhật hình ảnh hành tinh một cách thường xuyên hơn.
T - Titan Aerospace
Titan Aerospace là công ty máy bay không người lái chạy bằng năng lượng mặt trời được Google mua lại vào năm ngoái. Những chiếc máy bay này có thể giúp Google cập nhật hình ảnh cho Google Maps nhanh hơn cũng như cung cấp internet đến các khu vực nằm ngoài khả năng của các tháp di động.
Titan Aerospace sẽ mang kết nối internet đến các khu vực không có tín hiệu sóng di động
U - Google URL Builder
URL Builder là một phần của Google Analytics, một trong những cách để theo dõi lưu lượng truy cập trên các trang web. Mặc dù vậy nó không hấp dẫn như các công nghệ khác.
V - Autonomous Vehicles
Xe tự lái mà Google đang thử nghiệm trên đường phố ở Mountain View và Astin là một phần của Autonomous Vehicles. Nó sử dụng các cảm biến để đưa ra những phản ứng lái xe an toàn, có thể xác định các chướng ngại phía trước như người đi bộ, tín hiệu hay xe khác. Công nghệ này sẽ giúp người sử dụng có thể ngủ trên đường đến nơi làm việc.
W - Project Wing
Đây là dự án máy bay giao hàng không người lái của Google. Nguyên mẫu của nó có thể vận chuyển thả các gói hàng nhỏ xuống dưới đất, hứa hẹn giúp cung cấp các mặt hàng thiết yếu như y học đến khu vực vùng sâu vùng xa.
X - Google X
Trước khi sử dụng tên Alphabet, Google đã xem Google X Labs là nơi để đưa ra các công nghệ mới. Nó được điều hành bởi Astro Teller.
  Google X là là nơi đưa ra rất nhiều sản phẩm táo bạo từ Google
Y - YouTube
YouTube hiện đang được phát triển để tiến tới công nghệ thực tế ảo với khả năng xem phim 360 độ. Với Google Cardboard hoặc tai nghe thực tế ảo khác, người dùng YouTube có thể xem nội dung 360 độ từ mọi góc độ.
Z - ZygoteBody
Google Body ban đầu được gọi là ZygoteBody trước khi bị đóng cửa. Nó hiển thị một mô hình giải phẫu cơ thể con người dưới dạng 3D mà ở đó mọi người có thể bóc đi lớp da, cơ, mạch máu và xương để tìm hiểu xem bên trong cơ thể mình có những gì.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.