Vì sao ăn xong thấy mệt?

28/11/2016 14:34 GMT+7

Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin, tạo ra năng lượng cho cơ thể sử dụng hằng ngày. Nhưng đôi khi nhiều người cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn, có thể do những nguyên nhân dưới đây.

Hormone
Theo quy luật, khi đường huyết tăng hoặc giảm đột ngột có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Mệt mỏi là kết quả của sự mất cân bằng giữa mức glucose trong máu với lượng insulin được phát hành. Insulin là hormone tham gia vận chuyển đường vào trong tế bào, để tế bào sử dụng làm năng lượng hoạt động. Khi không có đủ insulin, hoặc insulin không hoạt động hiệu quả, đường trong máu không được đưa hết vào tế bào, đồng nghĩa với việc tế bào không nhận được đủ năng lượng cần thiết và kết quả là cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Ngược lại, nếu mức insulin trong cơ thể cao sẽ làm tăng mức tryptophan. Một khi tryptophan đến não nó sẽ kích thích hormone serotonin (serotonin được sản sinh trong não, đóng vai trò như chất dẫn truyền thần kinh) phát hành. Nồng độ serotonin cao là nguyên nhân gây dễ gây buồn ngủ, mệt mỏi.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, 2 bộ phận bên trong cơ thể tiêu thụ năng lượng nhiều nhất là bộ não và ruột. Khi ăn, não bộ sẽ chuyển hướng năng lượng phục vụ cho việc tiêu hóa bằng cách gởi các tế bào hồng cầu tới để giúp phân giải thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và chở đi khắp nơi trong cơ thể. Do có nhiều tế bào máu đang thực hiện nhiệm vụ ở đường ruột nên các phần còn lại của cơ thể sẽ hoạt động chậm lại và chuyển sang trạng thái thư giãn. Kết quả là não bộ sẽ không còn đủ lượng tế bào máu để đảm bảo tính linh hoạt, từ đó dẫn đến toàn bộ cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Thời gian và thực phẩm
Theo Reader's  Digest, chọn thời gian nào để ăn cũng tác động đến mức năng lượng của cơ thể. Căn cứ theo đồng hồ sinh học thì năng lượng sụt giảm một cách tự nhiên vào lúc 16 giờ chiều và 4 giờ sáng, do đó hãy chọn giờ ăn cho phù hợp, nếu ăn ‘lệch múi giờ’, bạn có nhiều khả năng nhận lấy sự uể oải, lừ đừ. Ngoài ra, ăn quá gần giờ đi ngủ cũng gây mệt mỏi.
Hệ tiêu hóa có vấn đề
Đôi khi cơ thể cảm thấy buồn ngủ là dấu hiệu cho thấy cách tiêu hóa thức ăn có gì đó sai. Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi sau khi ăn xong, cần phải nói chuyện với bác sĩ. Cần theo dõi xem có bị táo bón hoặc bị tiêu chảy không? Nếu nhìn thấy thức ăn không tiêu hóa được thì đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể bị suy dinh dưỡng.

tin liên quan

Những cách cải thiện hệ tiêu hóa
Khi axit dạ dày hỗ trợ tiêu hóa bị rối loạn thì thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Chứng khó tiêu, đầy hơi và khó chịu là một trong số các triệu chứng ban đầu của vấn đề tiêu hóa.
Thức ăn
Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn một số loại thực phẩm. Nếu thực phẩm chậm tiêu hóa, cơ thể mất nhiều năng lượng. Khi năng lượng bị mất nhiều do phải tiêu hóa thức ăn, chắc chắn cảm giác mệt mỏi sẽ ập đến. Để không rơi vào trường hợp này nên tránh những thực phẩm giàu chất béo, ăn nhiều chất xơ vì chất xơ giúp thức ăn di chuyển một cách nhẹ nhàng và thuận tiện.
Dị ứng thực phẩm
Nếu như bạn đã ăn uống đúng cách, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi sau bữa ăn, có thể là do bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó, mà người ta gọi là bênh Celiac. Bệnh Celiac là một loại bệnh dị ứng thực phẩm hoặc không hấp thụ được các thức ăn được nấu từ bột, trong đó bao gồm nhiều loại thực phẩm phổ biến như lúa mạch, lúa mì, và nhiều loại thực phẩm, gia vị khác. Bệnh này xảy ra có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: yếu cơ, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng và thiếu máu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.