Vết thương hở là gì và cách vệ sinh vết thương hở hằng ngày

16/03/2024 10:20 GMT+7

Bất kỳ ai cũng có thể bị vết thương hở từ những vết đứt tay nhỏ, vết mổ, bỏng hay các vết thương do chấn thương, tai nạn. Việc can thiệp đúng cách trong giai đoạn lành thương đóng vai trò quan trọng giúp vết thương hồi phục nhanh chóng, hạn chế để lại sẹo.

Vết thương hở là gì và cách vệ sinh vết thương hở hằng ngày- Ảnh 1.

Tìm hiểu chung vết thương hở là gì?

Vết thương hở là một tổn thương trên da, khiến các mô bên trong cơ thể bị lộ ra ngoài. Vết thương hở có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như té ngã, va đập, tai nạn giao thông, bỏng, côn trùng cắn, phẫu thuật hoặc các tác động vật lý khác. Hầu hết các vết thương hở đều nhỏ và có thể được điều trị tại nhà.

Triệu chứng thường gặp của vết thương hở

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây thường đi cùng vết thương hở:

  • Chảy máu hoặc có máu rỉ ra
  • Đỏ, nóng rát, sưng
  • Có thể bị sốt nếu nhiễm trùng
  • Không thể cử động hoặc di chuyển khu vực bị ảnh hưởng
  • Viêm nhiễm, rỉ mủ hoặc có mùi hôi

Nếu tình trạng diễn biến phức tạp về vết thương hãy đến cơ sở y tế gần nhất để tham khảo ý kiến bác sĩ.

Vết thương hở là gì và cách vệ sinh vết thương hở hằng ngày- Ảnh 2.

Những ai thường mắc phải vết thương hở?

Vết thương hở là tình trạng rất phổ biến. Hầu như mọi người đều có vết thương hở và bạn có thể quản lý tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố dưới đây khiến chúng ta có vết thương trở nên nặng hơn và lâu lành hơn, cụ thể:

  • Người lớn tuổi, có nguy cơ cao bị thương
  • Sức khỏe kém
  • Dùng steroid
  • Phóng xạ và hóa trị liệu
  • Tiểu đường
  • Hút thuốc

Các bước xử lý vết thương hở mau lành

Đối với các vết thương hở có diện tích nhỏ, không quá sâu, tình trạng nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế. Nhưng phải đảm bảo thực hiện đủ và đúng trình tự các bước sau đây để vết thương hở mau lành:

  • Bước 1: Xử lý vết thương bằng cách cầm màu, dùng khăn sạch hoặc giấy để ép lên vết thương đẩy nhanh quá trình làm đông máu.
  • Bước 2: Làm sạch vết thương bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý hay nước sạch để rửa miệng vết thương, loại bỏ tất cả dị vật và vi khuẩn (nếu có). Với các vết thương quá lớn hay có dị vật phức tạp như thủy tinh, vật thể lạ cần đến cơ sở y tế để bác sĩ loại bỏ.
  • Bước 3: Có thể dùng thêm thuốc mỡ hay thuốc kháng sinh bôi lên vết thương, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bước 4: Đối với các vết thương có diện tích nhỏ có thể sử dụng băng gạc y tế chống thấm nước để băng bó bảo vệ vết thương, nên băng kín miệng vết thương để tránh việc tái nhiễm khuẩn. Không nên băng vết thương quá chặt nhưng vẫn phải đảm bảo vết thương được che kín.
  • Bước 5: Theo dõi liên tục miệng vết thương, nên kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng và thay băng ít nhất một lần/ngày. Mỗi khi thay băng phải vệ sinh lại vết thương và bôi thuốc. Trong trường hợp vết thương nặng hơn cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.
Vết thương hở là gì và cách vệ sinh vết thương hở hằng ngày- Ảnh 3.

Cách chăm sóc vết thương hở

Vết thương hở là tổn thương da hở, có thể do nhiều nguyên nhân như tai nạn, va chạm, trầy xước… Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách, vết thương hở có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, gây sưng đỏ, nóng rát, chảy mủ, thậm chí lan rộng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
  • Uốn ván: Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Sẹo lồi: Vết thương hở không được chăm sóc tốt có thể hình thành sẹo lồi, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của da.

Vì vậy, khi có vết thương hở trên da, bạn cần giữ cho vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh để vi khuẩn, bụi bẩn tiếp xúc dẫn đến viêm, nhiễm trùng. Đặc biệt, nên bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu kẽm và vitamin C giúp quá trình lành thương nhanh hơn. Đối với các vết thương lớn, sâu nên tránh vận động mạnh, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Khi gặp các vết thương trầy xước, bỏng, bị vật nhọn hay máy cắt, sau phẫu thuật có thể dùng sản phẩm xịt hỗ trợ điều trị vết thương hở và giảm sẹo Hemacut Spray. Sản phẩm được nghiên cứu và bào chế giúp hữu ích trong việc hỗ trợ vết thương hở mau lành nhờ công nghệ được cấp bằng sáng chế Polymer Triss Và Hexamethyldisiloxane.

Vết thương hở là gì và cách vệ sinh vết thương hở hằng ngày- Ảnh 4.

Sản phẩm có kết cấu dạng lỏng được xịt để bao phủ và hỗ trợ chữa lành các vết thương trên bề mặt da với mạng lưới polyme được bọc trong phức hợp nền hexamethyldisiloxane dễ bay hơi, tạo thành lớp màng bảo vệ, bám dính cao, chống viêm, hỗ trợ ngăn ngừa và chữa lành các vết thương da cấp tính. Cấu trúc lưới polymer độc đáo tạo lên 1 lớp màng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn.

Điểm đặc biệt là với màng lưới polymer là không thấm nước nhưng thấm hơi nước và ô xy giúp ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng, giảm đau nhức, mang lại sự dễ chịu, thoải mái trên da. Khi sử dụng xịt hỗ trợ điều trị vết thương hở và giảm sẹo Hemacut Spray còn đẩy nhanh quá trình lành thương, giúp miệng vết thương khô và đóng lại nhanh hơn bằng cách cân bằng ẩm tối ưu toàn bộ tiến trình.

Xem thêm sản phẩm tại: https://hemacut.vn/

Thông tin liên hệ:

Phân phối bởi công ty TNHH Rejuvaskin Việt Nam

  • Địa chỉ: 166 Đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0287 308 8817
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.