Việt Nam, cuộc chiến tranh qua ảnh

13/06/2015 06:00 GMT+7

“Chúng tôi muốn chia sẻ những bức ảnh chiến tranh ở VN, với người dân VN”, ông Chủ tịch Hãng thông tấn AP Gary Pruitt nói.

“Chúng tôi muốn chia sẻ những bức ảnh chiến tranh ở VN, với người dân VN”, ông Chủ tịch Hãng thông tấn AP Gary Pruitt nói.

Người cha đau đớn ôm thi hài con mình trong khi lính biệt kích VN Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống
Bức ảnh cô bé Napal đã không còn xa lạ với công chúng ở VN. Nhưng tác giả của nó, người đã được nhận giải thưởng ảnh báo chí Pulitzer danh giá, Nick Út dường như vẫn là người phải trả lời phỏng vấn nhiều nhất trong ngày khai mạc triển lãm ảnh chiến tranh VN của Hãng truyền thông AP tại Hà Nội sáng 1.6.
Xác của một lính dù Mỹ được kéo lên trực thăng tại chiến khu C
Suốt mấy tiếng đồng hồ, ông di chuyển liên tục qua nhiều vị trí khác nhau của phòng trưng bày, lúc nào cũng có phóng viên bám theo. Và trong suốt thời gian đó, trên cổ ông vẫn có chiếc máy ảnh đang trong tư thế sẵn sàng chụp, với nắp ống kính đã mở. “Tôi có một thói quen từ ngày làm phóng viên chiến trường là máy ảnh lúc nào cũng trong tư thế chuẩn bị chụp. Bây giờ, ngay cả khi ngủ tôi cũng để máy như vậy trên giường. Giống như lúc nào ngủ cũng mở mắt vậy”, phóng viên ảnh chiến trường của AP cho biết. Sự khốc liệt của chiến tranh đã hằn vào ông như thế. Cũng giống như nó hằn vào gia đình ông với cái chết của người anh ruột, ông Huỳnh Thanh Mỹ, cũng là một phóng viên AP vậy.
Trung tá Robert L.Stirm được gia đình chào đón tại căn cứ không quân tại bang California.
Một năm sau ông ly hôn
Nhiều phóng viên AP đã mất tại chiến trường


Triển lãm Việt Nam - Cuộc chiến tranh qua ảnh của Hãng thông tấn AP khai mạc sáng 12.6 tại 45 Tràng Tiền. Đây là bộ sưu tập ảnh chiến tranh toàn diện nhất của AP. Cách đây 2 năm, hãng này cũng đã xuất bản cuốn sách Việt Nam: Cận cảnh cuộc chiến tranh, gồm những bức ảnh về cuộc chiến tranh toàn diện nhất. Triển lãm gồm 50 bức ảnh trích ra từ cuốn sách này. Sau khi kéo dài nửa tháng, những bức ảnh này sẽ được trao lại cho Bảo tàng Lịch sử quân sự VN. Việc trao tặng tượng trưng cũng đã diễn ra ngay trong sáng 12.6.

“Chúng tôi muốn chia sẻ những bức ảnh chiến tranh ở VN, với người dân VN”, ông Chủ tịch Hãng thông tấn AP Gary Pruitt nói. “Có những bức ảnh khi công bố người ta thắc mắc tại sao lại chụp chiến tranh tàn khốc, ghê sợ như thế. Nhưng đó là sự thật. Giống như việc chúng tôi đã mất nhiều phóng viên chiến trường khi chụp ảnh chiến tranh ở VN”. Tại chính triển lãm này, có ảnh chụp phóng viên ảnh của tạp chí Life Lany Burrows đang giúp một người lính bị thương lên trực thăng cứu hộ. Sau bức ảnh, Burrows cùng tác giả ảnh - phóng viên ảnh AP Henri Huet và hai phóng viên ảnh khác đã chết khi máy bay trực thăng của họ bị bắn rơi.
“Các phóng viên AP đã ghi lại những hình ảnh chân thực về chiến tranh, và điều đó cũng giúp dấy lên phong trào phản chiến tại Mỹ khi đó”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói. Nhiều bức ảnh như vậy đã nhận giải ảnh báo chí thế giới Pulitzer. Ảnh chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Tổng nha Cảnh sát quốc gia VN Cộng hòa dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là quân giải phóng, do tác giả Eddie Adams nhận Pulitzer năm 1969. Bức ảnh của Horst Fass được Pulitzer năm 1965 chụp người cha đau đớn ôm thi hài con mình trong khi lính biệt kích VN Cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh của Sal Veder nhận Pulitzer 1974 chụp trung tá Robert L.Stirm được gia đình chào đón tại căn cứ không quân ở bang California. Mặc dù bức ảnh mô tả cảm xúc vui mừng tột cùng của nước Mỹ trước việc các tù binh được thả nhưng cuộc hôn nhân của người lính này đã kết thúc cay đắng vào năm sau.
Những bức ảnh kêu gọi phản chiến
Phóng viên chiến trường Nick Út trả lời phỏng vấn tại triển lãm -  Ảnh: Trinh Nguyễn
50 bức ảnh được lựa chọn tự nó đều mang những câu chuyện riêng, của con người cụ thể, những số phận cụ thể bị chiến tranh tưới xuống từ đầu đến chân ướt mèm. Lính dù Mỹ bị thương trong trận đánh Đồi thịt băm với khuôn mặt đau đớn khi chờ được cứu thương sơ tán. Xác của một lính dù Mỹ chết được kéo lên trực thăng tại chiến khu C (gồm TP.Tây Ninh và khu vực lân cận phía bắc Sài Gòn). Một người lính Mỹ đội mũ có khẩu hiệu viết bằng tay “Chiến tranh là địa ngục” (War is hell).
Triển lãm vì thế, như nhiếp ảnh gia Na Sơn, người đã chụp ảnh cho AP nhiều năm gần đây, là sự khẳng định lại giá trị của nhiếp ảnh báo chí. “Có những bức ảnh ở đây hơn tất cả lời nói. Chẳng hạn, bức ảnh chụp nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền VN Cộng hòa, do Malcolm Brown chụp. Đến mức, một phóng viên viết kỳ cựu của AP khi ấy đã nói trong năm 1963 tôi viết bao nhiêu bài báo cũng không bằng một bức ảnh Malcolm chụp”, Na Sơn nói.
Có lẽ chính vì thế, chia sẻ một ngày trước khi triển lãm khai mạc, ông Chủ tịch Hãng thông tấn AP Gary Pruitt cho biết mình vô cùng phấn khích. Một trong các lý do là ảnh do các phóng viên AP chụp trong những năm tháng chiến tranh tại VN là lăng kính mà qua đó người dân trên thế giới biết về cuộc chiến tranh này. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.