Vì sao Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế 'trượt' Giải thưởng Hồ Chí Minh?

Trinh Nguyễn
Trinh Nguyễn
07/07/2021 12:09 GMT+7

Việc hai phim tài liệu nổi tiếng Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế của NSND Trần Văn Thủy "trượt" Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay lập tức gây thắc mắc.

Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế  là hai tác phẩm tài liệu nổi tiếng của đạo diễn NSND Trần Văn Thủy. Tuy nhiên, hai tác phẩm này vừa "trượt" Giải thưởng Hồ Chí Minh. Sau khi đưa danh sách các hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật lĩnh vực điện ảnh năm 2021 lên mạng để lấy ý kiến, Bộ VH-TT-DL đã nhận được thắc mắc gửi về.

Theo đó, bạn đọc Lê Minh, từ địa chỉ email kukydaika@gmail.com, gửi ý kiến đề nghị xem xét lại việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật đối với cụm tác phẩm phim do NSND Trần Văn ThủyNSND Đào Trọng Khánh đăng ký xét tặng giải thưởng.

Về ý kiến này, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản trả lời bạn đọc Lê Minh, do ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng, ký.

Văn bản cho biết, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật lĩnh vực điện ảnh năm 2021 đã họp, xem xét thảo luận từng hồ sơ trên nguyên tắc công khai, khách quan, độc lập, dân chủ của từng thành viên và tiến hành bỏ phiếu kín, kiểm phiếu, công bố kết quả ngay tại phiên họp hội đồng.

Cũng theo văn bản, căn cứ kết quả kiểm phiếu bầu của các thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước lĩnh vực điện ảnh, cụm tác phẩm phim tài liệu: Những người dân quê tôi, Phản bội, Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tếTiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai do NSND Trần Văn Thủy đại diện làm hồ sơ đăng ký tác phẩm và cụm tác phẩm phim tài liệu: Một thế kỷ - một đời người, Giọt nước giữa đại dương do NSND Đào Trọng Khánh đại diện làm hồ sơ đăng ký tác phẩm không đạt đủ số phiếu đồng ý 80% của tổng số thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước có mặt tại cuộc họp.

Vì thế, các cụm tác phẩm này không đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật theo quy định tại khoản 11 điều 1 Nghị định số 133/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy từng chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của hai bộ phim này. Theo đó, Hà Nội trong mắt ai sản xuất năm 1982, tuy nhiên, bị “cấm” cho tới 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Chuyện tử tế khởi quay năm 1985, khi Hà Nội trong mắt ai vẫn còn bị cấm.

Khi công chiếu, cả hai tác phẩm đều trở thành hiện tượng điện ảnh Việt Nam vào những năm 1980. Hai bộ phim đều mang những câu hỏi đau đáu về số phận con người, nhu cầu đổi mới trước thềm Đổi mới 1986.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.