Trăm năm trong cõi... đàn ông

25/10/2015 15:00 GMT+7

Đừng tưởng thời trang chỉ dành cho những Holly Golightly (phim Breakfast at Tifany’s ), những Andy Sachs ( The devil wears Prada ) hay những Daisy Buchanan ( The great Gasby )...

Đừng tưởng thời trang chỉ dành cho những Holly Golightly (phim Breakfast at Tifany’s), những Andy Sachs (The devil wears Prada) hay những Daisy Buchanan (The great Gasby)...

Al PacinoAl Pacino
Một thế kỷ trôi qua, đàn ông vẫn nhã nhặn khẳng định sự có mặt của họ trong thế giới thời trang bất chấp sự ồn ào của đàn bà. Cũng phải thôi, để sánh vai với nàng Holly Golightly phù phiếm không thể là chàng cao bồi Blondie được rồi. Thực tế nào các nàng, làm gì có chuyện “em xinh em đứng một mình cũng xinh”!
Trong một video trên YouTube gần đây có tên 100 years of men’s fashion in 3 minutes, Mode.com đã tổng kết rất nhanh sự biến đổi của trang phục đàn ông suốt một thế kỷ qua, kể từ năm 1915 đến năm 2015.
Trăm năm trong cõi...đàn ông 2James Dean
Mũ nồi dẹp và áo khoác lái ô tô với bộ ria mép cong vểnh lên đánh dấu phong cách của đàn ông những năm 1910. Chiến tranh thế giới thứ nhất là yếu tố chính quyết định đến chất liệu và màu sắc trang phục nam giới trong giai đoạn này. Người ta thường mặc trang phục màu trầm lấy cảm hứng từ quân đội. Phong cách đó kéo dài cho tới khi chúng ta bước vào thời đại Jazz. Thời trang nam giới ở thời đại Jazz khá rộn ràng như cái tên gọi của giai đoạn này, Roaring twenties - những năm hoan lạc của thập niên 1920 với giấc mơ Mỹ bùng phát trên toàn thế giới. Những nhà thiết kế lừng danh như Jean Patou hay Coco Chanel đã làm nên một thập niên 1920 thật ấn tượng. Ở thời kỳ này, nếu phụ nữ chuộng những chiếc váy rộng thì đặc điểm nhận dạng một người đàn ông sành điệu là chiếc mũ rơm và áo thể thao sọc. Điều đó được phản ánh rất rõ ràng qua The great Gatsby của Baz Luhrmann hay Midnight in Paris của Woody Allen.
Trăm năm trong cõi...đàn ông 3The Beatles
Bước sang thập niên 1930, thời trang nam giới quay lại phong cách khá cổ điển: vest hai hàng khuy, khi cài chéo hai nửa thân áo chồng lên nhau. Sau 1935 đến 1950, người ta không chuộng áo vest hai hàng khuy nữa. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cộng thêm sự bành trướng của mafia, phong cách ăn mặc của đàn ông vừa có chút ảnh hưởng từ xã hội đen - có thể thấy trong tuyệt tác điện ảnh The Godfather (Bố già) là chiếc mũ vành hướng tới sự giản dị như áo gi lê bằng len không phối với vest. Người ta hạn chế mặc vest do việc cắt giảm chi phí cho chuyện ăn mặc, nhưng giả có mặc vest thì đấy là loại vest mà Al Pacino đã mặc trong The Godfather: vest 3 piece suit, nghĩa là có thêm chiếc áo gi lê năm khuy chen vào giữa sơ mi và chiếc vest truyền thống.
Đến năm 1955, khi nửa kia của thế giới điên đảo vì ngôi sao điện ảnh James Dean, quý ông vội vã tống hết đống đồ cầu kỳ với mũ nón trong tủ của mình để chừa chỗ trống cho quần jeans xanh, áo phông trắng cổ tròn hoặc cổ chữ V. Và quý ông nào lỡ có một cô người yêu mê James Dean một cách bất thường (cỡ fan K-Pop ngày nay) thì tủ đồ của quý ông ấy nên thủ sẵn một chiếc áo khoác da màu đen. Có thể nói, giai đoạn 1955 là thời kỳ đọa đày của những anh chàng chải chuốt vì sự lên ngôi của phong cách giản dị. Kế thừa James Dean, “bố già” Marlon Brando đã đưa cái tên của ông thành một biểu tượng về thời trang nam giới. Khác xa vai diễn ông trùm mafia huyền thoại, hình ảnh một “Bad boy” ăn mặc ngẫu hứng của Brando đã khiến cả thế giới phát cuồng.
Trăm năm trong cõi...đàn ông 4Marlon Brando
Thập niên 1960, được gọi thời kỳ Swinging sixties, là giai đoạn sản sinh ra những tượng đài thời trang như Paco Rabanne, Yves Saint Laurent, Pierre Cardin... Thời trang Swinging sixties ảnh hưởng trực tiếp từ hội họa và âm nhạc nên những bộ cánh rực rỡ màu sắc thi nhau xuất hiện. Thế nên mới có sự ra đời của chiếc váy Disco huyền thoại do nhà mốt Paco Rabanne thiết kế. Trang phục dành cho nam giới không nằm ngoài sự thay đổi ấy. Tác phẩm điện ảnh mới nhất của Guy Ritchie The man from U.N.C.L.E quả là một cỗ máy thời gian thần kỳ đưa những tín đồ thời trang quay trở lại những năm 1960. Bên cạnh đó, các phong trào hippie hoang dại, punk tự do, phi giới tính... kéo dài tới hết năm 1975 đã thổi vào thời trang nam một luồng gió mới. Không riêng gì ở Mỹ và các nước phương Tây, ngay tại Việt Nam khi Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn đông, những chiếc áo sơ mi hoa hở ngực, những chiếc quần ống ôm hoặc ống loe màu sắc chất liệu polyester phối cùng giày đế bằng đã nhan nhản trên đường phố. Thật bất công, nhà mốt Tom Ford đã làm việc cật lực trong giai đoạn này, song cứ như The Beatles mới là cái tên làm nên thời trang thập niên 1970.
Trăm năm trong cõi...đàn ông 5Leonardo DiCaprio
Từ 1980 đến 2005 là giai đoạn thoái trào của thời trang nam. Người ta mặc bất cứ thứ gì ở thập niên này. May mà “kẻ hủy diệt” trong Terminator còn có cơ bắp vạm vỡ, chứ với kiểu ăn mặc như thế, Arnold Schwarzenegger đã sớm trở thành mỹ nam bị ruồng rẫy nhất vì lỡ ra mắt trong thời kỳ nam giới ăn mặc xấu nhất rồi. Các quý ông mặc jeans denim tùy tiện như thể họ đang chờ đợi thời kỳ phục hưng, năm 2010. Sang thế kỷ 21, quần Jeans vẫn được ưa chuộng cùng với kaki, nhưng các đấng mày râu đã biết phối đồ sao cho phù hợp như sơ mi ca rô, thun và khoác cardigan. Vest không còn bảo thủ chỉ phối với mỗi sơ mi nữa. Dễ dàng bắt gặp vest phối với áo thun đầy phóng khoáng và thời thượng. Những năm gần đây, mốt quần bó lên ngôi. Một số xu hướng thập niên 1960 đang dần quay trở lại. Thời trang, không kể nam hay nữ, vốn là một sự xoay vòng mà.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.