Thị trường điện ảnh VN thua trên sân nhà

27/07/2015 06:09 GMT+7

Theo thống kê của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MPA), doanh thu phòng chiếu VN vào năm 2009 chỉ đạt 13,3 triệu USD. Nhưng sau 5 năm (năm 2014), con số này đã tăng chóng mặt - xấp xỉ 80 triệu USD và năm nay gần như chắc chắn sẽ cán mốc 100 triệu USD.

Theo thống kê của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MPA), doanh thu phòng chiếu VN vào năm 2009 chỉ đạt 13,3 triệu USD. Nhưng sau 5 năm (năm 2014), con số này đã tăng chóng mặt - xấp xỉ 80 triệu USD và năm nay gần như chắc chắn sẽ cán mốc 100 triệu USD.

Thị trường điện ảnh VN  thua trên sân nhàFast and Furious 7 thu về hơn 100 tỉ đồng chỉ sau 12 ngày công chiếu tại VN - Ảnh: T.L
“Đẻ trứng vàng” cho nhà đầu tư ngoại
Muốn quảng bá được thì quan trọng nhất vẫn phải có phim hay, nhưng mình có mấy phim hay đâu
Đạo diễn Đặng Nhật Minh
Không phải vô cớ mà người Ý nhắm tới thị trường điện ảnh Việt. Liên hoan phim Ý Moviemov (diễn ra từ ngày 21 - 26.7 tại Hà Nội) chỉ là bước đệm đầu tiên để điện ảnh Ý thâm nhập thị trường này. Ông Sen.Goffredo Bettini, thành viên Ủy ban Asean tại Liên minh châu Âu, đồng thời là Giám đốc nghệ thuật của liên hoan phim Ý Moviemov, cho biết đã nhìn thấy ở VN tiềm Năng của thị trường điện ảnh trẻ khác hẳn với những thị trường truyền thống mà phim Ý từng nhắm đến. Không chỉ dừng lại ở việc quảng bá điện ảnh Ý, những người quản lý và hoạt động điện ảnh Ý đều nói rõ mong muốn được thúc đẩy thương mại thông qua điện ảnh, bước đầu là xuất khẩu phim Ý sang VN, tiến tới đồng sản xuất phim với VN, mục đích là để tăng sức quảng bá điện ảnh, văn hóa, đất nước và sản phẩm của người Ý tới công chúng nội địa.
Thực ra, từ nhiều năm trước, các đại gia trong lĩnh vực truyền thông và giải trí Hàn Quốc đã sớm nhận ra và nhanh chân nhảy vào thị trường VN. Hiện nay hệ thống rạp chiếu phim với số lượng phòng chiếu lớn nhất, phủ khắp nhiều tỉnh, thành VN là CJ CGV thuộc Tập đoàn CJ của Hàn Quốc. Cùng với rạp chiếu của CJ CGV, Công ty CJ E&M cũng thuộc Tập đoàn CJ hoạt động ở lĩnh vực hợp tác sản xuất phim tại VN từ phim chiếu rạp tới truyền hình. Hiện CGV đang có 26 cụm rạp trên khắp cả nước. Ông Dong Won-kwak - Tổng giám đốc CJ CGV, đã nhìn nhận tỷ suất người xem phim ở các nước có nền điện ảnh lớn là 4 lần/người/năm. Trong khi, tại VN, tỷ suất mới là khoảng 0,2, tức là thị trường còn đang rất tiềm năng chưa khai thác hết. Lotte Cinema - một đồng hương của CGV, dù mới nhảy vào thị trường VN nhưng cũng đã có tới 16 cụm rạp chiếu, và đề ra mục tiêu tăng lên 60 cụm rạp chỉ trong vòng 5 năm tới. 
Một trong những nền điện ảnh lớn cũng đã nhắm đến thị trường điện ảnh VN là Nhật Bản. Không chọn con đường rạp chiếu, điện ảnh Nhật tiếp cận công chúng qua truyền hình. Đài truyền hình TBS (Nhật Bản) đã hợp tác với Đài truyền hình VN sản xuất bộ phim Người cộng sự và vừa qua là Khúc hát mặt trời (dự kiến lên sóng vào cuối năm nay). Năm ngoái, các hãng phim Nhật Bản “cho không” VTV 12 bộ phim để phát sóng trong tháng phim Nhật Bản kéo dài trong suốt 6 tháng trên sóng truyền hình.
Số lượng phim nhập khẩu vào VN hiện ở mức từ 150 - 170 phim/năm và doanh thu các phim đang tăng rất nhanh. Cách đây 5 năm, bộ phim Avatar lập kỷ lục doanh thu phòng vé khi thu về khoảng 20 tỉ đồng sau 3 tuần công chiếu, thì mới đây, Fast and Furious 7 đã đạt hơn 100 tỉ đồng chỉ sau 12 ngày công chiếu, Thế giới khủng long thu về 100 tỉ đồng sau một tháng công chiếu…
Quảng bá cho có
Trong khi điện ảnh nước ngoài đang tìm cách tận dụng thị trường VN như “gà đẻ trứng vàng” thì các hãng phim nhà nước cùng các bộ phim được đầu tư bằng tiền ngân sách vẫn chỉ nghĩ đến việc làm phim phục vụ tuyên truyền, chứ không quan tâm đến chuyện thu lại tiền cho nhà nước bằng phát hành thương mại. Ngay như hệ thống rạp chiếu của nhà nước cũng gần như tê liệt, hoặc hoạt động kém hiệu quả. Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 200 rạp chiếu và cụm rạp, trong đó nhà nước quản lý hơn 70 rạp chiếu. Trừ Trung tâm chiếu phim quốc gia, hệ thống rạp chiếu của nhà nước hiện gần như tê liệt, hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Để tiến vào thị trường điện ảnh Việt, phái đoàn Ý sang VN lần này có các nhà quản lý và hoạt động điện ảnh của những trung tâm, tổ chức quan trọng như Trung tâm ICE (tiền thân là Học viện Ngoại thương Ý), Hội đồng hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế khu vực Lazio (nơi sản xuất tới 80% số lượng phim truyền hình và điện ảnh của Ý), Thương vụ Ý, Học viện Điện ảnh quốc gia Ý Anica… Ông Guido Fabian (Hội đồng hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế khu vực Lazio) cho hay Ý đã tạo thể chế hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh, quảng bá nền điện ảnh Ý tới thế giới. Tại Lazio có hẳn một trung tâm chuyên hoạt động đồng sản xuất phim giữa Ý và nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá điện ảnh. Hiện điện ảnh là nguồn thu lớn nhất cho văn hóa - lĩnh vực đóng góp 13,8% cho kinh tế Ý. Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra các chính sách để các tập đoàn đầu tư vào thị trường điện ảnh VN. Còn Nhật Bản, Cơ quan xúc tiến phát triển chương trình nội dung của Nhật Bản ra nước ngoài (BEAJ) được Bộ Nội vụ - Truyền thông Nhật Bản thông qua các chiến lược quảng bá điện ảnh tới khu vực Đông Nam Á mà VN là nước đầu tiên.
Nhìn lại, VN chưa có chính sách, trung tâm, tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện việc này. “Các tuần phim là dịp quảng bá phim Việt đấy thôi. Trong tuần phim, mình trình chiếu, cũng hô hào người ta mua phim rồi đấy”, một nhà quản lý điện ảnh cho hay. Nhưng thực tế, hầu như chẳng có ai mua phim. “Phim nhà nước chưa bán được bộ phim nào”, vị này cho hay. “Muốn quảng bá được thì quan trọng nhất vẫn phải có phim hay, nhưng mình có mấy phim hay đâu”, đạo diễn Đặng Nhật Minh nói thẳng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.