Sài Gòn có 'vua cổ vật'

21/11/2016 08:31 GMT+7

Là một nhà sưu tầm cổ vật hơn 45 năm, ông Hoàng Văn Cường được giới sưu tầm tôn là “vua đồ cổ” và điều đặc biệt làm nên thương hiệu này còn nằm ở chỗ ông mua vào chứ chưa hề bán ra một món đồ nào.

Là một nhà sưu tầm cổ vật hơn 45 năm, ông Hoàng Văn Cường được giới sưu tầm Sài thành tôn là “vua đồ cổ” và điều đặc biệt làm nên thương hiệu này còn nằm ở chỗ ông mua vào chứ chưa hề bán ra một món đồ nào. Theo thời gian, bộ sưu tập của ông lên đến con số trên 2.000 món, trong đó có những món có một không hai.

Cựu nhà báo UPI và bộ sưu tập đồ cổ khổng lồ

Căn nhà 3 tầng trên đường Đông Du (P.Bến Nghé, Q.1) không khác gì một bảo tàng cổ vật tư nhân dù đây cũng là nơi sinh sống của ông Hoàng Văn Cường. Cả gia đình ông ăn ở và sống chung cùng cổ vật. Bước vào cửa nhà ông là chạm ngay cổ vật. Các món đồ cổ của ông Cường gồm nhiều chủng loại nhưng được ông sắp xếp, trưng bày một cách rất khoa học, phục vụ cho khách thưởng lãm và cho cả sinh hoạt thường ngày của gia đình.
Sài Gòn có “vua cổ vật” 1
Tẩu hút thuốc, có cái bằng ngọc quý
Theo ông Cường, mỗi món đồ đều có lịch sử và linh hồn của nó. Bộ sưu tập của ông đa dạng với các chất liệu như sành sứ, ngọc ngà, đồng, đá, gỗ… Nhiều món đồ được giới sưu tầm đánh giá là vô đối, có một không hai, có tuổi đời cả ngàn năm (thuộc văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo) đến trăm năm (thuộc dòng ngự dụng thời nhà Nguyễn).
Sài Gòn có “vua cổ vật” 2
Bạch ngọc Như ý
Ông Cường tâm đắc nhất chiếc sập ba thành bằng gỗ sơn chi (cây vải thiều) và bạch ngọc Như ý triều nhà Nguyễn. Chiếc sập có tuổi đời hơn 300 năm và xuất xứ từ Trung Quốc, được một quan lại triều đình Huế mua về dùng để hút thuốc. Chiếc sập này được làm nguyên miếng bằng gỗ sơn chi có tuổi lên đến hàng ngàn năm, được chạm khắc rất tinh xảo với hình con sư tử ôm quả địa cầu. Hiện chiếc sập được giới chơi đồ cổ đánh giá là không có chiếc thứ hai. Ông Cường cho biết đã mua chiếc sập này năm 1976 ở Hà Tiên với giá 5 cây vàng. Cách đây mấy năm đã có người trả ông 2 triệu USD nhưng ông không bán.
Sài Gòn có “vua cổ vật” 3
Hương án
Một cổ vật gây ấn tượng nữa là chiếc hương án (bàn thờ) bằng gỗ sưa được chạm khắc hình rồng uốn lượn. Theo ông Cường, hương án này có từ thời vua Khải Định, được vua dùng để tế trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ông Cường sưu tầm rất nhiều đồ ngự dụng của triều đình nhà Nguyễn như tô, chén, tủ, giường, những vật dụng thờ cúng, đặc biệt là các món đồ gốm sứ có men màu lam, trong đó có cặp lộc bình độc bản men lam Huế được triều vua Minh Mạng đặt làm tại Trung Hoa với chất men xanh đặc trưng. Chưa kể ông còn sở hữu bộ sưu tập 25 cây súng Nhật được chế tạo từ năm 1600, báng súng làm bằng ngà voi…
Sài Gòn có “vua cổ vật” 4
Kiếm vua
Để sở hữu được kho cổ vật đồ sộ như hiện nay, ông Cường dành rất nhiều công sức và tiền bạc cho đam mê này. Cứ có tiền và cứ nghe nói ở đâu có cổ vật là ông lại lên đường tìm đến và ông chỉ có mua chứ nhất quyết không bán bất kỳ món cổ vật nào. Ông mong muốn những người chơi như ông cùng trân quý và gìn giữ những món đồ mà ông cha để lại.
Sài Gòn có “vua cổ vật” 5
Sập hình sư tử ôm địa cầu
Sài Gòn có “vua cổ vật” 6
Sập họa tiết voi
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.