Sài Gòn chuyện đời của phố: Bản đồ án dở dang chợ Bến Thành

25/02/2015 09:03 GMT+7

Năm 1971, do cảm thấy Sài Gòn đang trên đà phát triển nhưng Bến Thành - ngôi chợ lớn nhất ở trung tâm thành phố vẫn trong tình trạng của mấy chục năm về trước, chính quyền thời đó muốn có sự thay đổi lớn. Để bắt đầu, họ mở một cuộc thi mang tên 'Đồ án chợ Sài Gòn trong tương lai'.

Năm 1971, do cảm thấy Sài Gòn đang trên đà phát triển nhưng Bến Thành - ngôi chợ lớn nhất ở trung tâm thành phố vẫn trong tình trạng của mấy chục năm về trước, chính quyền thời đó muốn có sự thay đổi lớn. Để bắt đầu, họ mở một cuộc thi mang tên “Đồ án chợ Sài Gòn trong tương lai”.

PHẠM CÔNG LUẬN  Năm 1971, do cảm thấy Sài Gòn đang trên đà phát triển nhưng Bến Thành - ngôi chợ lớn nhất ở trung tâm thành phố vẫn trong tình trạng của mấy chục năm về trước, chính quyền thời đó muốn có sự thay đổi lớn. Để bắt đầu, họ mở một cuộc thi mang tên “Đồ án chợ Sài Gòn trong tương lai”.   Cuộc thi có giải nhất bằng hiện kim là 1,5 triệu đồng. Đây là một cuộc thi được giới chuyên môn đánh giá là khó, người dự thi đương nhiên thuộc giới kiến trúc, phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian để thiết kế đồ án chi tiết, mô hình để gửi về dự thi. Tác phẩm phải hội đủ điều kiện về kỹ thuật chuyên môn, thẩm mỹ, tiện ích xứng đáng với ngôi chợ lớn nhất và quan trọng nhất miền Nam này. Người dự thi có 3 tháng (từ 27.10.1970 đến 24.1.1971) để nghiên cứu thực hiện các bình đồ, họa đồ và cả mô hình nổi về ngôi chợ. Trong thông báo về cuộc thi, chỉ quy định khái quát về những điểm căn bản: phải có tầng hầm, tầng trệt và 3 tầng lầu, mỗi tầng có chức năng riêng phù hợp. Chợ mới phải có hệ thống thang máy, xử lý vệ sinh... Tất cả trên diện tích 12.000 m2, chiếm toàn bộ vị trí ngôi chợ cũ từ Công trường Diên Hồng đến đường Lê Thánh Tôn. Do tính chất phức tạp và quy mô của bài dự thi, chỉ có 8 đồ án gửi đến ban tổ chức khi cuối hạn. Ban tổ chức cảm thấy bất ngờ và bối rối khi cả 8 bài dự thi đều rất công phu, hiện đại và có thể nói là “vĩ đại” như lời kiến trúc sư (KTS) Bùi Ngọc Hồ nói với báo chí. Điều này đặt trên vai ban giám khảo trách nhiệm lớn. Trong ban giám khảo, có các KTS uy tín như KTS Vũ Tòng - đoàn trưởng KTS đoàn, KTS Phạm Văn Thăng là Khoa trưởng thuộc Đại học Kiến trúc Sài Gòn, cùng giới chức Tòa Đô chánh Sài Gòn lúc đó. Sau một ngày xem xét chấm giải, cuối cùng đồ án của KTS Huỳnh Kim Mảng đoạt giải nhất. Do có khoảng cách với đồ án này, các đồ án còn lại không có giải nhì. Giải ba trao cho đồ án của hai tác giả là Nguyễn Huy và Trần Phong Lưu, trị giá 400.000 đồng. Ba giải khuyến khích đồng hạng trị giá 200.000 đồng cho các KTS Nguyễn Kỳ, Đào Trọng Cương và Nguyễn Hữu Sơn. KTS Huỳnh Kim Mảng vốn đã thực hiện nhiều công trình quan trọng trước đó như cùng tham gia lập đồ án xây dựng Trường Lasan Tabert (nay là Trường Trần Đại Nghĩa), rạp hát Victory Lê Ngọc, Trung tâm văn hóa Pháp. Ông sinh năm 1920 tại Long Xuyên, từng theo học Đại học Kiến trúc Hà Nội từ 1941, tiếp tục học Đại học Kiến trúc Đà Lạt từ năm 1945 và đến 1949 sang Pháp học tại Trường cao đẳng Kiến trúc Paris. Ở đây, ngoài bộ môn kiến trúc, ông còn học thêm thiết kế đô thị tại Đại học Kiến thiết thiết kế đô thị. Ông tốt nghiệp năm 1955 và về Sài Gòn làm việc. Nói về bản thiết kế của mình, KTS Huỳnh Kim Mảng cho biết phải dùng tới 20 họa viên trong 3 tuần lễ để vẽ họa đồ, bình đồ, thực hiện mô hình nổi... Cảm thấy chợ Sài Gòn vừa cũ kỹ và chật hẹp, ông đã tận dụng toàn thể diện tích hiện hữu của chợ gồm ngôi chợ chính phía trước và khu chợ bán trái cây phía sau. Theo đồ án, chợ sẽ xây thành nhiều tầng. Tầng hầm làm bãi đậu xe 150 chiếc. Tầng trệt cao hơn mặt đất 1 m, chung quanh bán thịt các loại, hoa quả, và vào trung tâm là khu bán cá giữa nơi thoáng đãng, có ánh sáng rọi từ trên xuống. Tầng 1 bán chạp phô, bách hóa các loại. Tầng 2 bán quần áo, vải vóc, làm văn phòng ngân hàng tư nhân. Tầng 3 là nơi vui chơi của trẻ em. Tầng thượng có nhà hàng, quán giải khát, rạp chiếu bóng, rạp cải lương. Phía trước chợ còn có một ngôi tháp cao 50 m, phần trên tháp sẽ là một nhà hàng. Chợ có hệ thống thang máy, thang nâng hàng, hệ thống xử lý rác. Hàng hóa đưa vô chợ hoặc lên lầu đều có lối riêng, không dùng chung lối đi với khách. Điểm nổi bật là càng lên cao, diện tích các tầng càng nới rộng ra, được xem là lối kiến trúc táo bạo, thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu buôn bán của chợ lúc đó. Sở Thiết kế thuộc Tòa Đô chánh Sài Gòn lúc đó dự tính kinh phí xây chợ mới sẽ tốn khoảng 1,5 tỉ đồng, và có thể khởi xây năm 1972. Tuy nhiên, dự án này đã không bao giờ được thực hiện. Lý do được báo chí sau này thuật lại là lúc đó dân chúng không đồng tình, muốn giữ lại ngôi chợ cũ vốn gần gũi, quen thuộc từ hơn nửa thế kỷ trước. Và hơn nữa ngân sách thành phố lúc đó không đủ để thực hiện. KTS Huỳnh Kim Mảng sau 1975 trở thành cố vấn Hội KTS TP.HCM từ năm 1981 đến 1987. Sau này, ông ra nước ngoài sinh sống và mất tại Brussels (Bỉ) năm 2007, hưởng thọ 87 tuổi. P.C.LMô hình chợ Bến Thành của KTS Huỳnh Kim Mảng - Ảnh: T.L
Cuộc thi có giải nhất bằng hiện kim là 1,5 triệu đồng. Đây là một cuộc thi được giới chuyên môn đánh giá là khó, người dự thi đương nhiên thuộc giới kiến trúc, phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian để thiết kế đồ án chi tiết, mô hình để gửi về dự thi. Tác phẩm phải hội đủ điều kiện về kỹ thuật chuyên môn, thẩm mỹ, tiện ích xứng đáng với ngôi chợ lớn nhất và quan trọng nhất miền Nam này. Người dự thi có 3 tháng (từ 27.10.1970 đến 24.1.1971) để nghiên cứu thực hiện các bình đồ, họa đồ và cả mô hình nổi về ngôi chợ. Trong thông báo về cuộc thi, chỉ quy định khái quát về những điểm căn bản: phải có tầng hầm, tầng trệt và 3 tầng lầu, mỗi tầng có chức năng riêng phù hợp. Chợ mới phải có hệ thống thang máy, xử lý vệ sinh... Tất cả trên diện tích 12.000 m2, chiếm toàn bộ vị trí ngôi chợ cũ từ Công trường Diên Hồng đến đường Lê Thánh Tôn.
ĐIỀU MAY MẮN CHO SÀI GÒN
“Chúng ta nhận diện một nơi chốn thân quen bằng những hình ảnh thân quen. Với một căn nhà, đó có thể là một góc nhà có chiếc ghế quen thuộc. Với một con hẻm, có thể từ một cái ghế đá cũ kỹ vẫn ngồi. Đối với một thành phố, đó là một ngôi chợ lâu năm. Chợ Bến Thành không xây lại năm 1972 chắc chắn là điều may mắn cho thành phố này. Chúng ta nhận dạng một phần lịch sử của Sài Gòn xưa qua ngôi chợ lớn nhất Nam kỳ này, nơi lui tới buôn bán của muôn vạn người qua các thế hệ.  Người sinh ra và lớn lên ở thành phố này, đang sống ở đây hay đã định cư xa xứ (có rất nhiều người như vậy) sẽ tìm thấy một phần đời của mình ở đó mà nếu mất đi, ngoài sự nuối tiếc còn là sự xóa sạch một địa chỉ văn hóa - xã hội sống động”.
PHẠM CÔNG LUẬN
XUYÊN VÂN (ghi)
Do tính chất phức tạp và quy mô của bài dự thi, chỉ có 8 đồ án gửi đến ban tổ chức khi cuối hạn. Ban tổ chức cảm thấy bất ngờ và bối rối khi cả 8 bài dự thi đều rất công phu, hiện đại và có thể nói là “vĩ đại” như lời kiến trúc sư (KTS) Bùi Ngọc Hồ nói với báo chí. Điều này đặt trên vai ban giám khảo trách nhiệm lớn. Trong ban giám khảo, có các KTS uy tín như KTS Vũ Tòng - đoàn trưởng KTS đoàn, KTS Phạm Văn Thăng là Khoa trưởng thuộc Đại học Kiến trúc Sài Gòn, cùng giới chức Tòa Đô chánh Sài Gòn lúc đó. Sau một ngày xem xét chấm giải, cuối cùng đồ án của KTS Huỳnh Kim Mảng đoạt giải nhất. Do có khoảng cách với đồ án này, các đồ án còn lại không có giải nhì. Giải ba trao cho đồ án của hai tác giả là Nguyễn Huy và Trần Phong Lưu, trị giá 400.000 đồng. Ba giải khuyến khích đồng hạng trị giá 200.000 đồng cho các KTS Nguyễn Kỳ, Đào Trọng Cương và Nguyễn Hữu Sơn.
KTS Huỳnh Kim Mảng vốn đã thực hiện nhiều công trình quan trọng trước đó như cùng tham gia lập đồ án xây dựng Trường Lasan Tabert (nay là Trường Trần Đại Nghĩa), rạp hát Victory Lê Ngọc, Trung tâm văn hóa Pháp. Ông sinh năm 1920 tại Long Xuyên, từng theo học Đại học Kiến trúc Hà Nội từ 1941, tiếp tục học Đại học Kiến trúc Đà Lạt từ năm 1945 và đến 1949 sang Pháp học tại Trường cao đẳng Kiến trúc Paris. Ở đây, ngoài bộ môn kiến trúc, ông còn học thêm thiết kế đô thị tại Đại học Kiến thiết thiết kế đô thị. Ông tốt nghiệp năm 1955 và về Sài Gòn làm việc.
Nói về bản thiết kế của mình, KTS Huỳnh Kim Mảng cho biết phải dùng tới 20 họa viên trong 3 tuần lễ để vẽ họa đồ, bình đồ, thực hiện mô hình nổi... Cảm thấy chợ Sài Gòn vừa cũ kỹ và chật hẹp, ông đã tận dụng toàn thể diện tích hiện hữu của chợ gồm ngôi chợ chính phía trước và khu chợ bán trái cây phía sau. Theo đồ án, chợ sẽ xây thành nhiều tầng. Tầng hầm làm bãi đậu xe 150 chiếc. Tầng trệt cao hơn mặt đất 1 m, chung quanh bán thịt các loại, hoa quả, và vào trung tâm là khu bán cá giữa nơi thoáng đãng, có ánh sáng rọi từ trên xuống. Tầng 1 bán chạp phô, bách hóa các loại. Tầng 2 bán quần áo, vải vóc, làm văn phòng ngân hàng tư nhân. Tầng 3 là nơi vui chơi của trẻ em. Tầng thượng có nhà hàng, quán giải khát, rạp chiếu bóng, rạp cải lương. Phía trước chợ còn có một ngôi tháp cao 50 m, phần trên tháp sẽ là một nhà hàng. Chợ có hệ thống thang máy, thang nâng hàng, hệ thống xử lý rác. Hàng hóa đưa vô chợ hoặc lên lầu đều có lối riêng, không dùng chung lối đi với khách. Điểm nổi bật là càng lên cao, diện tích các tầng càng nới rộng ra, được xem là lối kiến trúc táo bạo, thẩm mỹ và đáp ứng nhu cầu buôn bán của chợ lúc đó.
Sở Thiết kế thuộc Tòa Đô chánh Sài Gòn lúc đó dự tính kinh phí xây chợ mới sẽ tốn khoảng 1,5 tỉ đồng, và có thể khởi xây năm 1972. Tuy nhiên, dự án này đã không bao giờ được thực hiện. Lý do được báo chí sau này thuật lại là lúc đó dân chúng không đồng tình, muốn giữ lại ngôi chợ cũ vốn gần gũi, quen thuộc từ hơn nửa thế kỷ trước. Và hơn nữa ngân sách thành phố lúc đó không đủ để thực hiện.
KTS Huỳnh Kim Mảng sau 1975 trở thành cố vấn Hội KTS TP.HCM từ năm 1981 đến 1987. Sau này, ông ra nước ngoài sinh sống và mất tại Brussels (Bỉ) năm 2007, hưởng thọ 87 tuổi.

(Trích từ Sài Gòn - Chuyện đời của phố phần 2 do NXB Văn hóa- Văn nghệ TP.HCM và Phương Nam Book ấn hành). 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.