Nỗi ám ảnh màu trắng

03/02/2012 08:09 GMT+7

(TNTS) Vừa ngạc nhiên vừa phấn khích lại vô cùng hồi hộp khi thấy The Girl with the Dragon Tattoo (2011) được đưa vào lịch chiếu tại các rạp ở Việt Nam. Ngạc nhiên vì các chủ rạp đã "dũng cảm" lên lịch một phim tàn khốc cả về nội dung lẫn hình ảnh như vậy.

(TNTS) Vừa ngạc nhiên vừa phấn khích lại vô cùng hồi hộp khi thấy The Girl with the Dragon Tattoo (2011) được đưa vào lịch chiếu tại các rạp ở Việt Nam. Ngạc nhiên vì các chủ rạp đã "dũng cảm" lên lịch một phim tàn khốc cả về nội dung lẫn hình ảnh như vậy.

Bộ phim dựa theo tác phẩm hình sự điều tra ăn khách cùng tên của nhà văn Thụy Điển Stieg Larsson. "Điệp viên 007" Daniel Craig vào vai nam chính - phóng viên điều tra Mikael Blomkvist, còn gương mặt mới toanh Rooney Mara đảm nhiệm vai khó: cô gái xăm hình con rồng với khoen móc đầy người Lisbeth Salander.

Vào năm 2009 đã có một bản The Girl with the Dragon Tattoo  (tạm dịch: Cô gái mang hình xăm rồng) rất hay từ Thụy Điển với diễn xuất của Michael Nyqvist và Noomi Rapace. Có thể nói thành công lần đó đã góp phần các nhà làm phim Mỹ quyết tâm tạo ra phiên bản của mình. Ngoài ra, Nyqvist và Rapace - vốn là những gương mặt nổi bật của điện ảnh Thụy Điển cũng được Hollywood mở cửa. Rapace vừa có một vai thứ chính khá ấn tượng trong Sherlock Holmes: A Games of Shadows trong khi Nyqvist nhận lời các nhà sản xuất phim Mission Imposible: Ghost Protocol để trở thành địch thủ của Tom Cruise.


Daniel Craig và Rooney Mara trong phim The Girl with the Dragon Tattoo 

Tựa gốc tiếng Thụy Điển của phim là Män som hatar kvinnor (tạm dịch: Những kẻ thù ghét đàn bà). Trong cái thế giới lãnh đạm và khốc liệt của Blomkvist và Salander, cuộc sống gần như là một địa ngục đối với phụ nữ. Họ bị tra tấn, cưỡng bức, sát hại hoặc bị cả hệ thống chính trị-xã hội dồn xuống tận đáy. Cảnh báo về bóng ma phát xít lẩn khuất trong tầng lớp giàu có lẫn thanh niên cũng là một chủ đề chính của tác phẩm. The Girl with the Dragon Tattoo ngập trong bạo lực và tình dục. Nhưng những thứ thường bị dán mác câu khách này được sử dụng cực kỳ hợp lý, giúp khán giả cảm nhận được sự tăm tối, tàn bạo và đầy đe dọa trong phim.

Làm sau người ta thì không tránh khỏi bị so sánh nhưng đạo diễn David Fincher trước giờ hầu như chưa làm phim nào dở. Ông lại còn là bậc thầy của thể loại tàn khốc như S::4o4::n (1995) hay Fight Club (1999). Cũng không lạ khi The Girl with the Dragon Tattoo nhận 5 đề cử Oscar, trong đó có đề cử Nữ diễn viên chính hay nhất cho Mara.

Tuyết trắng thì ở đâu cũng có nhưng chưa thấy ai tận dụng tốt như các nhà làm phim Bắc và Trung u với Let the Right One In (2008) của Thụy Điển, Insomnia (1997) của Na Uy hay The White Ribbon (2009) của Áo/Đức. Không biết có trùng hợp không nhưng trước giờ người viết chưa được xem phim hài hay tình cảm lãng mạn nào từ các nền điện ảnh này mà toàn là hình sự, kinh dị, u ám. Trong đó, những cú máy dài, trải rộng vẽ nên bức tranh thê lương với những trảng tuyết vô tận và bầu trời mờ xám. Thiên nhiên còn như vậy thì con người sẽ ra sao?

Như nhân vật chính trong bộ phim đen trắng đoạt giải Cành cọ vàng lẫn Quả cầu vàng The White Ribbon đã nói: màu trắng thường gắn liền với trinh nguyên, vô nhiễm nhưng đôi khi nó cũng tượng trưng của những gì khủng bố nhất, xấu xa nhất. Đạo diễn phim Michael Haneke có gương mặt hiền từ như bụt nhưng phim lại đầy quỷ dữ với những phần kinh khủng nhất của nhân loại bị bóc trần trên màn ảnh như trong Funny GamesThe Piano Teacher. Lẽ dĩ nhiên, cả 2 bản The Girl with the Dragon Tattoo cũng không thể thiếu tuyết. Mùa đông băng lạnh và màu trắng đến nhức mắt của tuyết ám ảnh người xem từ đầu chí cuối.

Cũng đang rất hồi hộp không biết bộ phim có gặp trục trặc gì với khâu kiểm duyệt vào phút chót hay không. Ngoài ra, xin cảnh báo độc giả một chút: phim này tuyệt đối chống chỉ định với trẻ em và những người mong manh, dễ bị ám ảnh.

Trọng Kha

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.