Những vở diễn để đời - Kỳ 7: Nỏ thần

18/05/2014 09:00 GMT+7

18 đời vua Hùng trị vì nước ta đến năm 208 TCN thì Thục Phán An Dương Vương lên thay thế, đổi tên nước từ Văn Lang thành u Lạc. Và câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu đã để lại một bi kịch nghìn đời. Nỏ thần của Sân khấu kịch Phú Nhuận tái hiện câu chuyện đó với sự hoành tráng, đem về chiếc huy chương vàng Liên hoan Sân khấu toàn quốc 2009.

18 đời vua Hùng trị vì nước ta đến năm 208 TCN thì Thục Phán An Dương Vương lên thay thế, đổi tên nước từ Văn Lang thành u Lạc. Và câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu đã để lại một bi kịch nghìn đời. Nỏ thần của Sân khấu kịch Phú Nhuận tái hiện câu chuyện đó với sự hoành tráng, đem về chiếc huy chương vàng Liên hoan Sân khấu toàn quốc 2009.

>> Những vở diễn để đời - Kỳ 6: Tâm sự Ngọc Hân
>> Những vở diễn để đời - Kỳ 5: Lam Sơn tụ nghĩa
>> Những vở diễn để đời - Kỳ 4: 'Bão táp Nguyên Phong


Huỳnh Đông (Cao Lỗ) và Mai Phương (Mỵ Châu) trong Nỏ thần - Ảnh: H.T.T

Dựa theo thiết kế của Cao Lỗ, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa rất kiên cố. Thành cao và rộng, hình xoáy như trôn ốc nên còn gọi là Loa thành. Lúc bấy giờ, Tần Thủy Hoàng vừa thống nhất thiên hạ, liền sai tướng Đồ Thư đem binh sang đánh u Lạc nhưng dai dẳng mãi không thắng được. Sau cùng, Đồ Thư bị giết, quân Tần tổn thất nặng nề phải rút lui. Ít lâu sau, Triệu Đà làm vương ở quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) cũng kéo quân sang đánh nhưng lần nào cũng thất bại bởi nỏ thần của Cao Lỗ. Triệu Đà lập kế giảng hòa, cho con trai mình là Trọng Thủy sang cưới công chúa Mỵ Châu, nhưng đồng thời phái Nhan Tấn đi theo phò tá nhằm tìm hiểu bí mật nỏ thần. Năm 179 TCN, An Dương Vương thua trận do sức mạnh của nỏ thần bị vô hiệu và chết giữa biển khơi, nước ta rơi vào sự thống trị của nhà Triệu.

Câu chuyện Trọng Thủy - Mỵ Châu đã quá quen thuộc nay được tác giả Lê Duy Hạnh khai thác dưới một khía cạnh mới, không huyền thoại lung linh mà đậm chất bi tráng. Xuyên suốt vở diễn là hàng loạt những âm mưu quỷ kế sâu hiểm, thâm trầm, những cuộc đối đầu kịch tính và dữ dội qua bàn tay đạo diễn mạnh mẽ, gai góc của Đức Thịnh. NSƯT Bảo Quốc trong vai Nhan Tấn, mưu sĩ nhà Triệu được cử sang u Lạc làm gian tế, đã làm khán giả phải rùng mình bởi cái ác như một thứ kịch độc vô hình, tưởng chừng vô hại để rồi xâm nhập vào đến tận xương tủy. Từng cái cười gằn hiểm độc, từng ánh mắt quỷ quyệt, bạo tàn, lúc chau mày, khi nhếch mép đều được NSƯT Bảo Quốc hóa thân hết sức tinh tế. Chỉ một Nhan Tấn, không gươm đao chiến mã, không cung sắc giáo dài, vậy mà khiến vua tôi u Lạc và các mãnh tướng thành Cổ Loa phải lần lượt gục ngã bởi tha hóa. “Từng con người trong chiến chinh buộc phải vào khuôn khổ, thì khi thanh bình lại tự buông lỏng kỷ cương. Chiến trường ai cũng nghĩ phải có giáo có gươm, ít ai ngờ chiến trường nằm trong vàng bạc, ngọc ngà, rượu ngon, gái đẹp...”.  Lời của Nhan Tấn sao mà đau, bài học quá khứ sao mà cay đắng. Nhưng hình như con người ta vẫn chưa sực tỉnh, hay phải đợi đến khi vấp ngã mới vội tuôn những giọt nước mắt muộn màng?

 

Dân tộc ta ngàn năm nay vẫn bất khuất kiên cường. Tôi đóng vai Cao Lỗ, phải đọc lại lịch sử, có khi muốn rơi nước mắt. Chỉ ước đừng có chiến tranh 

Diễn viên Huỳnh Đông

“Trung” với giang sơn, xã tắc

Đối lập với một Nhan Tấn độc ác là vị tướng quân Cao Lỗ, người anh hùng của thời đại u Lạc, và cũng là biểu tượng cho bao nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc: vừa tài trí, trung dũng, vừa chung thủy, nặng tình. Đây được xem là vai diễn nặng ký của Huỳnh Đông, buộc anh phải tập trung rất cao về tâm trạng cũng như vũ đạo, hình thể. Và anh đã khắc họa được một Cao Lỗ đầy hào khí, nghĩa nhân. Trong hoàn cảnh bị vua bạc đãi, thậm chí phải đối mặt với án tử, ông vẫn xả thân cứu nước không một lời oán trách. Chữ “trung” của Cao Lỗ không bó hẹp trong nghĩa vua tôi, mà cao rộng hơn là trung với giang sơn xã tắc, đúng như nàng Mỵ Châu đã nói: “Nếu không có Cao Lỗ, u Lạc không còn là u Lạc nữa”. Lớp diễn thành Cổ Loa thất thủ, Cao Lỗ cùng 6 hổ tướng hy sinh đến hơi thở cuối cùng bảo vệ đất nước là một lớp điển hình cho chất bi tráng của vở. Nhưng những cái chết anh dũng lại làm người ta bừng tỉnh và xốc dậy để tiếp tục chiến đấu chứ không hề gục ngã bi quan. Đôi khi những kết thúc “không có hậu” như Nỏ thần lại có tác dụng mạnh hơn.

Bên cạnh những thắng thua, những gươm giáo vô tình, vở diễn còn có một chút lãng mạn của mối tình Trọng Thủy - Mỵ Châu. Hai nhân vật này ở một tuyến đối trọng hoàn toàn với chiến tranh đẫm máu. Họ trong sáng, ngọt ngào và đẹp như những lời thơ trang nhã gửi gắm mơ ước hòa bình: “Hạnh phúc của đời mình cũng là hạnh phúc của đồng loại chúng sinh”. Có thể nói, chất nhân nghĩa con người phương Nam đã cảm hóa được Trọng Thủy. Và ở bên kia chiến tuyến, nàng quận chúa Hoàng Dung xuất hiện như một khám phá về tâm hồn con người đầy chất nhân văn. Người phụ nữ ấy thật mạnh mẽ và giàu đức hy sinh, biết xếp lại tình riêng để thúc giục Trọng Thủy lên đường về u Lạc báo tin, để níu giữ niềm tin về một thứ tình cảm thiêng liêng giữa con người với nhau, không chính trị, không mưu mô vụ lợi.

Lại nói về Cao Lỗ, ông vẫn đời thường với tình yêu chung thủy dành cho Mỵ Châu, với những kỷ niệm ấu thơ, những buổi hẹn hò hạnh phúc. Để rồi khi tình yêu ấy tan vỡ, ông chỉ nén chặt dưới đáy lòng và dành hết trái tim cho đất nước. Trong lớp diễn trước khi chết, trong tâm tưởng Cao Lỗ vẫn còn vang lên những câu thơ mà Mỵ Châu thường ngâm nga những ngày thơ ấu. Rất đời, nhưng cũng rất anh hùng.

Xem vở diễn mà thấy yêu mến những nghệ sĩ như Bảo Quốc, Huỳnh Đông, Minh Hoàng, Mai Phương, Hòa Hiệp, Vân Anh, Lê Hay... Toàn vai khó, đặc biệt là đối với các diễn viên trẻ chưa trải nghiệm bao nhiêu với nỗi đau. Vậy mà họ vẫn diễn thật ngọt ngào, sâu sắc như bùng cháy hết tất cả tình yêu đối với quê hương. Có kịch bản hay mới đo được sức nghệ sĩ! 

Hoàng Kim - Vũ Anh 

>> Nỏ thần" được diễn bằng tiếng Anh?
>> Nỏ thần" biểu diễn ở trường đại học
>> Lôi vũ' sấm chớp trên sân khấu
>> Sân khấu kịch Phú Nhuận đào tạo diễn viên trẻ
>> Kịch IDECAF khai phá sân khấu Đà Nẵng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.