Những tập tục kỳ lạ trong ngày Tết của người Mông

Trước khi đón Tết, người Mông phải cất hết quần áo bên ngoài trời vì quan niệm Tết chỉ đón những điều mới mẻ, nếu để quần áo như vậy, con gà nuôi trong gia đình sẽ bị diều hâu bắt đi.

Trước khi đón Tết, người Mông phải cất hết quần áo bên ngoài trời vì quan niệm Tết chỉ đón những điều mới mẻ, nếu để quần áo như vậy, con gà nuôi trong gia đình sẽ bị diều hâu bắt đi.

Rộn ràng chợ huyện Mèo Vạc, Hà Giang trước Tết - Ảnh: Lê NamRộn ràng chợ huyện Mèo Vạc, Hà Giang trước Tết - Ảnh: Lê Nam
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam chia sẻ về lịch ăn Tết của người Mông: “Hiện nay ở một số nơi như Mù Cang Chải (Yên Bái), xã Cao Sơn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai và nhiều địa phương khác, người Mông ăn Tết trước Tết Nguyên đán 1 tháng. Người Mông ăn Tết như vậy là do tập quán canh tác nương rẫy, tùy thuộc vào ngày thu hoạch. Người Mông ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong.
nguoi-Mong-an-Tet-phong-tuc-ky-laĐôi vợ chồng đi mua bò ở chợ huyện Mèo Vạc, Hà Giang trước Tết 2016 - Ảnh: Lê Nam
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn cũng chia sẻ thêm về đặc trưng Tết của người Mông có 3 ngày quan trọng nhất: Ngày 30 Tết - ngày chuẩn bị đón tổ tiên về. Ngày mùng 1, đồng bào Mông làm lễ cúng tổ tiên, chiều mùng 1 và mùng 2 Tết, đi thăm anh em họ hàng. Ngày mùng 3 ở vùng Lào Cai thường làm lễ tiễn tổ tiên, sau đó người dân đi trẩy hội.
Trước khi đón Tết, tất cả quần áo, đồ đạc phơi ở ngoài phải cất hết đi, mục đích của việc làm này là mong muốn những gì tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với gia đình. Người dân cũng quan niệm rằng nếu phơi quần áo ở ngoài, trong năm đó, con gà mà gia đình nuôi sẽ bị diều hâu bắt đi.
nguoi-Mong-an-Tet-phong-tuc-ky-laTrẻ em, người lớn người Mông hào hứng đi chợ Tết - Ảnh: Lê Namnguoi-Mong-an-Tet-phong-tuc-ky-laNgày thường phụ nữ Mông sẽ phải làm việc hết sức vất vảnguoi-Mong-an-Tet-phong-tuc-ky-laTuy nhiên đến Tết sẽ được mặc quần áo đẹp và nghỉ ngơi. Tết là thời gian thể hiện của đàn ông - Ảnh: Lê Nam
Trong 3 ngày Tết, người Mông khi nhóm bếp không được dùng miệng để thổi trực tiếp mà phải dùng quạt hoặc máy thổi. Người Mông quan niệm, nếu thổi trực tiếp như vậy, năm tới làm mùa màng sẽ gặp mưa bão, cây cỏ, hoa màu sẽ đổ hết, gẫy hết, dẫn đến mùa màng không được bội thu.
Ông Thảo Mí Giàng, 73 tuổi, người dân tộc Mông sinh sống tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang cho biết, trên cửa ra vào của người Mông những ngày Tết có treo một tấm vải đỏ. Trước khi hết năm cũ, người ta sẽ thay tấm vải mới. Người Mông quan niệm tấm vải đỏ mang lại may mắn cho gia chủ trong cả một năm, ngăn những điều xui xẻo.
Bà Giàng Thị Hoa, người dân tộc Mông, công tác tại hệ phát thanh dân tộc VOV4, Đài tiếng nói Việt Nam cũng chia sẻ về vai trò của phụ nữ trong ngày Tết: “Trong ngày Tết, vai trò của người đàn ông được đề cao, mâm cỗ trong ngày Tết thường do đàn ông làm, phụ nữ chỉ làm những việc phụ. Sáng mùng 1, bao giờ người đàn ông cũng là người dậy sớm nấu cơm, bởi người phụ nữ đã quanh năm vất vả”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.