Nhớ Mai Lộc

20/12/2011 00:44 GMT+7

Những ngày đầu giải phóng, tôi còn đang dạy học ở trường mỹ thuật, được giới thiệu với ông Mai Lộc, một đạo diễn mà tôi từng biết, ông đã làm những bộ phim tài liệu như Trận Mộc Hóa, hay phim truyện Vợ chồng A Phủ. Khi đó ông làm Giám đốc Hãng phim Giải Phóng, và muốn tôi về làm biên tập, biên kịch của hãng phim ông vừa mới thành lập.

Những ngày đầu giải phóng, tôi còn đang dạy học ở trường mỹ thuật, được giới thiệu với ông Mai Lộc, một đạo diễn mà tôi từng biết, ông đã làm những bộ phim tài liệu như Trận Mộc Hóa, hay phim truyện Vợ chồng A Phủ.  Khi đó ông làm Giám đốc Hãng phim Giải Phóng, và muốn tôi về làm biên tập, biên kịch của hãng phim ông vừa mới thành lập.

Ông làm giám đốc hãng phim trong suốt thời gian hơn 10 năm, đó là thời gian sôi động nhất và đình đám nhất của điện ảnh thành phố, của điện ảnh Việt Nam với sự xuất hiện những bộ phim  như Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến, Ván bài lật ngửa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Về nơi gió cát của đạo diễn Huy Thành, Chiếc vòng bạc của đạo diễn Bùi Sơn Duân...

Sau đó, ông về hưu và được bầu vào chức vụ tổng thư ký, với nhiệm vụ này ông xin ra tờ Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, ban đầu là một tờ đặc san không định kỳ, hai ba tháng ra một số, trước khi phát hành phải xin phép Sở Văn hóa - Thông tin thành phố. Nhưng với uy tín của mình, ông Mai Lộc đã viết thư đề nghị Thủ tướng Phạm Hùng cấp phép cho tờ Điện ảnh, cơ quan ngôn luận của Hội Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh  được chính thức xuất bản định kỳ kể từ ngày 22.4.1986. Tôi và Phạm Thùy Nhân được ông đưa về làm chuyện bếp núc của tạp chí này.

Nói chung ở bất cứ cương vị nào, đạo diễn hay quản lý, ông cũng thẳng thắn và nồng nhiệt với trái tim của một nghệ sĩ và trách nhiệm của một công dân.

Trong công việc, chúng tôi thường trao đổi và tâm sự với ông. Có lần trong lúc rảnh rỗi, ông kể cho tôi nghe một kỷ niệm của ông thời còn trẻ, động lực  thúc đẩy ông đi vào kháng chiến.

Khi đó Thế chiến thứ hai bùng nổ, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương. Màn ảnh Sài Gòn chiếu phim Nhật. Phim đầu tiên mà ông được xem là Symphonie Pastorale (Bản giao hưởng đồng quê), dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Pháp André Gide. Ông thổ lộ rằng rất khâm phục điện ảnh Nhật Bản. Tinh hoa câu chuyện của André Gide được thể hiện nhuần nhuyễn theo phong cách cổ truyền và đạo lý của  dân tộc Nhật qua cách trang phục, nghệ thuật diễn xuất của diễn viên, cách dàn dựng của đạo diễn... Ông  hy vọng người Nhật giúp ta xây dựng nền nghệ thuật điện ảnh dân tộc. Nhưng thực tế phũ phàng là lúc đó trên đường phố Sài Gòn nhan nhản lính Nhật, quan Nhật ngạo nghễ kéo lê giày, gươm, phá phách, say rượu và thô bạo hơn cả lính Tây. Thế rồi ông lại ghét Nhật...

Đến ngày 23.9 năm đó, ông từ giã Sài Gòn ra đi theo tiếng gọi kháng chiến cứu nước...

Sâm Thương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.