Nhạc kịch Việt trầy trật tìm khán giả

17/09/2015 06:07 GMT+7

Không dễ để tìm nghệ sĩ hội đủ cả 3 yếu tố: ca hát, nhảy múa, diễn xuất, chưa kể phải có đam mê với nhạc kịch, vì thế dù ra mắt hơn 2 năm với nhiều vở diễn nhưng những chương trình nhạc kịch của Buffalo Theatre vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận người xem.

Không dễ để tìm nghệ sĩ hội đủ cả 3 yếu tố: ca hát, nhảy múa, diễn xuất, chưa kể phải có đam mê với nhạc kịch, vì thế dù ra mắt hơn 2 năm với nhiều vở diễn nhưng những chương trình nhạc kịch của Buffalo Theatre vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận người xem.

Không dễ để tìm nghệ sĩ hội đủ cả 3 yếu tố: ca hát, nhảy múa, diễn xuất, chưa kể phải có đam mê với nhạc kịch, vì thế dù ra mắt hơn 2 năm với nhiều vở diễn nhưng những chương trình nhạc kịch của Buffalo Theatre vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận người xem.

Nhạc kịch Việt trầy trật tìm khán giảNhóm Buffalo Theatre diễn trích đoạn vở Những người khốn khổ - Ảnh: N.V
Chính vì thực lực diễn viên, chủ yếu là khả năng ca hát chưa đồng đều, nên khi hòa giọng cùng nhau, khán giả khó mà nghe được nội dung cần chuyển tải là gì
 
Khi nhạc kịch trở thành nhu cầu thưởng thức của nhiều người, đến mức họ sẵn sàng bỏ tiền đi Thái Lan, Singapore, Hồng Kông để thưởng thức thì hiện tại, loại hình này ở trong nước vẫn đang từng bước tìm kiếm khán giả của riêng mình một cách khó khăn.
Tuy từng có những phiên bản Việt của nhạc kịch Thằng gù nhà thờ Đức Bà diễn tại Nhạc viện TP.HCM (biên soạn: nhạc sĩ Vũ Huy Tiến), hay tại phòng trà (chuyển soạn 20 ca khúc: Hà Quang Minh), hoặc trước đó là nhạc kịch thuần Việt Chuyện chàng dũng sĩ (của Nhà hát kịch VN), Tin ở hoa hồng (của Sân khấu kịch Idecaf, do NSƯT Thành Lộc đạo diễn từ vở kịch cùng tên của Lưu Quang Vũ)... nhưng tất cả chỉ dừng lại ở mức thử sức, thể nghiệm.
Ước mong một sân khấu riêng
Thành lập từ năm 2013, nhóm kịch Buffalo Theatre là đơn vị biểu diễn đầu tiên tại VN mua bản quyền trình diễn và Việt hóa nhạc kịch Broadway-Chicago (Mỹ). Vở diễn đã giành giải đặc biệt tại Liên hoan tài năng đạo diễn sân khấu trẻ toàn quốc 2013. Sau đó, Buffalo Theatre tiếp tục ra mắt nhạc kịch High School Musical phiên bản Việt, Tuyết Sài Gòn (2014), chương trình Broadway in Saigon (vừa công diễn giữa tháng 9.2015) hay các vở diễn mang hơi hướng nhạc kịch: Vũ nữ (vở ăn khách nhất ở Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM hè 2014), Tuyết đỏ, Tình ca phố, Hairspray...
Chọn loại hình còn khá mới mẻ tại VN (với cả diễn viên lẫn khán giả) để tiếp cận công chúng, nên từ khi thành lập đến nay, các diễn viên vẫn không ngừng tập luyện để trau dồi nhiều kỹ năng biểu diễn. Theo Vũ Hoàng Quân, một trong 2 người sáng lập Buffalo Theatre, dù các thành viên đều xuất thân là diễn viên chuyên nghiệp của các sân khấu kịch, từ Trường Sân khấu - Điện ảnh hay các bạn trẻ có năng khiếu từ các trường/đơn vị nghệ thuật, nhưng không phải ai cũng hội đủ 3 yếu tố cơ bản của nhạc kịch: ca hát, nhảy múa, diễn xuất. Chưa kể, để giữ được tình yêu dành cho đam mê ấy, các diễn viên còn phải hoạt đông thêm lĩnh vực khác để “lấy ngắn nuôi dài”, đảm bảo đời sống cá nhân. Vũ Hoàng Quân ngoài vai trò giám đốc sản xuất còn tham gia lồng tiếng phim, nhận thêm việc tổ chức sự kiện; Diễm Phương, Khả Như là diễn viên của Sân khấu kịch Thế Giới Trẻ; Chen Cô là vũ công, Mỹ Hạnh (top 10 Hoa hậu VN 2012) làm người mẫu, đóng phim; Lê Nghĩa tham gia nhóm lồng tiếng phim... Ngoài ra, vì chưa có một điểm diễn riêng, nên 2 năm qua nhóm phải thuê các phòng tập, nương theo những sân khấu khi có thời gian phù hợp để biểu diễn. Ban đầu là rạp Công Nhân, rồi sang Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM và mới đây là phòng hòa nhạc của Nhạc viện TP.HCM.
Cãi nhau có... nhạc điệu
Dù được nhìn nhận ở góc độ Việt hóa, dàn dựng, diễn xuất, nhảy múa, song những ai từng theo dõi các vở/trích đoạn nhạc kịch của Buffalo Theatre hẳn sẽ nhận ra nhược điểm dễ gây mất cảm hứng cho người xem. Đó chính là ca hát, đặc biệt ở những màn hợp ca, gần như cãi nhau có nhạc điệu vậy. Kinh phí còn eo hẹp, điều kiện sân khấu, kỹ thuật chưa thể đáp ứng tốt ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Chính vì thực lực diễn viên, chủ yếu là khả năng ca hát chưa đồng đều, nên khi hòa giọng cùng nhau, khán giả khó mà nghe được nội dung cần chuyển tải là gì. Ví như mới đây, trong chương trình Broadway in Saigon, nghe những trích đoạn được Việt hóa của các vở Những người khốn khổ, Mamma Mia..., không ít khán giả nhăn mặt, lắc đầu, bật cười. Chính đạo diễn Nguyễn Khắc Duy trong phần giao lưu cùng khán giả cũng thừa nhận những hạn chế về cả chất giọng của các diễn viên lẫn kỹ thuật, âm thanh lúc có lúc không, diễn viên không nghe được nhạc nên hát lệch tông, micro không dây trục trặc khi nhảy múa...
Là khách mời tham gia chương trình Broadway in Saigon, ca sĩ Võ Hạ Trâm (đang theo học Broadway ở Mỹ) cũng chia sẻ khó khăn hiện tại của nhóm, nhất là khi VN chưa có môi trường đào tạo chuyên nghiệp cho diễn viên loại hình này. “Nỗ lực và đam mê là một chuyện, còn khả năng thực sự là chuyện khác. Tôi nghĩ, nếu Buffalo Theatre muốn phát triển theo hướng Broadway phải có những cải cách về tập luyện cũng như cần có sự chọn lọc diễn viên để đạt hiệu quả hơn”, Hạ Trâm nói.
Sau khi xem chương trình Broadway in Saigon, một khán giả hâm mộ Broadway thừa nhận: “Một trong những điều cần đầu tư của nhóm Buffalo Theatre, cũng như nhạc kịch VN nói chung, chính là đội ngũ diễn viên. Phải có diễn viên tốt thì mới có ngôi sao, có ngôi sao mới thực sự thu hút công chúng. Khi đó, mới bàn đến chuyện sân khấu riêng hay những điều khác. Bởi nếu các bạn muốn phát triển hơn, lâu dài còn là vấn đề kinh tế, mà khi đã kinh doanh khán giả sẽ đòi hỏi sự chuyên nghiệp chứ không thể thông cảm mãi được. Theo tôi, việc mời ca sĩ biết diễn hoặc diễn viên biết hát để bổ sung cho đội ngũ của mình cũng là cách để cải tiến hơn chất lượng hiện tại”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.