Kỳ thú Thủ Đức: Danh lam cổ tự Thủ Đức xưa

31/01/2021 07:00 GMT+7

Trên địa bàn TP.Thủ Đức hiện vẫn còn hệ thống di tích danh lam cổ tự một thời nổi danh xứ Gia Định, tiêu biểu là chùa Hội Sơn và Phước Tường.

Chùa Hội Sơn - chốn tiêu tao ngoài cõi tục

Chùa Hội Sơn tọa lạc tại số 1A1 Nguyễn Xiển, ấp Ông Tăng, P.Long Bình, Q.9 cũ, cách trung tâm thành phố 19 km về hướng đông bắc, là ngôi chùa cổ do thiền sư Long Khánh xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18. Chùa nằm trên ngọn đồi, bên một dòng sông, là một thắng cảnh nổi tiếng đã được Trịnh Hoài Đức ghi chép trong tác phẩm Gia Định thành thông chí:
“Chùa Hội Sơn: Nằm trong quần thể núi Chiêu Thái, ở cách trấn lỵ Biên Hòa về phía nam 11 dặm rưỡi, tầng núi cao xanh, cây xưa um tốt, làm bức bình che buổi sáng cho trấn thành, ngất cao lên xuống, ngoắt ngoéo đi về phía Đông… Cuối núi có một chi, chạy về phía bắc, dừng vào ở địa phương thôn Long Tuy, nổi lên có một gò cao, bằng phẳng rộng rãi, mé bên núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Long Khánh sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, hành khách leo lên du ngoạn, có cảm tưởng tiêu tao ra ngoài cõi tục”. (1)
Như vậy là ngay từ thế kỷ 18, vùng đất Thủ Đức đã có những danh lam cổ tự nổi tiếng khắp vùng Gia Định.
Từ khi thành lập đến nay, chùa Hội Sơn đã được trùng tu và xây dựng thêm nhiều lần. Chùa có kiến trúc mặt bằng hình chữ L ngược, mái ngói âm dương, vì kèo chịu lực bằng gỗ, cửa gỗ, tường gạch, nền lót gạch tàu. Trục chính của chùa gồm hành lang, tiền điện, chính điện, tổ đường, giảng đường, sân thiên tỉnh, nhà túc, nhà hậu. Trục ngang, phía bên trái là tăng đường và nhà bếp. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị gồm: 30 tượng gỗ, 6 bức hoành phi, 9 bài vị của các vị tổ, 3 bàn thờ. Đặc biệt là các bức tượng gỗ có niên đại cùng với thời gian xây dựng chùa (khoảng cuối thế kỷ 18): tượng Chuẩn Đề (cao 1 m, ngang 0,6 m), tượng Tiêu Diện (cao 1 m, ngang 0,4 m), tượng Di Đà tọa tòa sen (cao 1,2 m, ngang 0,4 m).
Chùa Hội Sơn còn là một di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Đồng Nai, có niên đại khoảng 3.500 năm, ở vào thời đại kim khí đã được khảo cổ học chứng minh. Đây là một di chỉ nằm trên diện tích 18.000 m2, trên thềm phù sa cổ có lớp đá ong dày 4 m, được phủ lên bởi một lớp đất mỏng... Vừa là một di tích khảo cổ học, vừa là một công trình có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, chùa Hội Sơn được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 43-VH/QĐ ngày 7.1.1993.
Tuy nhiên, vào năm 2012, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ chính điện của chùa Hội Sơn, cùng với hàng chục pho tượng, hoành phi, liễn đối, bao lam. Hiện nay chùa còn giữ lại được một số tượng phật có niên đại từ thế kỷ 18, 19... Cùng năm đó, công tác nghiên cứu phục hồi cũng được Sở VH-TT TP.HCM thực hiện bằng việc phối hợp khai quật khảo cổ học và nghiên cứu tư liệu.

Chùa Phước Tường - di tích quốc gia

Chùa Phước Tường tọa lạc tại số 13/32 Lã Xuân Oai, P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9 cũ. Chùa do Tổ Linh Quang Phật Chiếu đời thứ 35 phái Lâm Tế khai lập vào khoảng năm 1741. Tấm hoành phi “PHƯỚC TƯỜNG TỰ”, hiện còn lưu giữ tại chùa ghi năm Giáp Ngọ (1834), đã xác định năm 1834 là năm chùa được tu bổ, tôn tạo.
Hiện nay, chùa tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 5 ha với nhiều cây cổ thụ như dầu, sao, bồ đề, sứ...; cảnh quan chùa đẹp, đường vào chùa thuận lợi.
Những tượng phật quý ở chùa Hội Sơn bị thiêu rụi trong hỏa hoạn năm 2012 ẢNH: LƯƠNG CHÁNH TÒNG

Những tượng phật quý ở chùa Hội Sơn bị thiêu rụi trong hỏa hoạn năm 2012

ẢNH: LƯƠNG CHÁNH TÒNG

Trong các công trình trên, tiền điện, chính điện, tổ đường, giảng đường là nơi lưu giữ được kiến trúc gỗ, mái lợp ngói âm dương, bờ nóc mái có hai rồng tranh châu.
Tiền điện dạng nhà ba gian hai chái với cột, kèo, gỗ, vách tường trước tiền điện là vách gỗ với ba cửa chính giữa và hai bên gồm 12 cánh có trụ xoay trên ngưỡng cửa, loại cửa này hiện nay rất ít được bảo tồn.
Chính điện thuộc dạng kiến trúc tứ trụ với bốn cột gỗ lớn ở trung tâm được liên kết với nhau bởi các cây xà (xiên). Từ bốn cột trung tâm, hệ thống kèo được mở rộng ra bốn hướng làm cho không gian chính điện được mở rộng.
Án thờ tại chính điện là nơi trang trọng nhất với nhiều tầng, nơi đặt các tượng thờ như: Tam Thế Phật, Thích Ca, Di Lạc, Địa Tạng, Quan Âm, Hộ Pháp, Thập Điện Diêm Vương..., tất cả đều được tạo tác từ gỗ thế kỷ 19. Tiền điện, chính điện còn là nơi lưu giữ các hoành phi, liễn, bao lam làm năm 1922.
Chùa Phước Tường được xếp hạng di tích quốc gia vào ngày 7.1.
-----------------------------------
(1) Trịnh Hoài Đức (1999), Gia Định thành thông chí, bản dịch Viện Sử học, NXB Giáo dục, tr.32
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.