Hương của nhạc sĩ Phượng hồng

28/06/2015 05:37 GMT+7

Cách đây hơn 4 tháng, tin nhạc sĩ Vũ Hoàng bị tai biến phải nằm cấp cứu ở bệnh viện khiến giới văn nghệ và người hâm mộ rất lo lắng. Khi chúng tôi vào thăm, anh chỉ lờ mờ nhận ra một vài người.

Cách đây hơn 4 tháng, tin nhạc sĩ Vũ Hoàng bị tai biến phải nằm cấp cứu ở bệnh viện khiến giới văn nghệ và người hâm mộ rất lo lắng. Khi chúng tôi vào thăm, anh chỉ lờ mờ nhận ra một vài người.

NS Vũ Hoàng - Ảnh: Thái Sơn
NS Vũ Hoàng - Ảnh: Thái Sơn
Rất may, nhờ các bác sĩ giỏi tận tình chăm sóc và tích cực điều trị nên bệnh tình của nhạc sĩ (NS) Vũ Hoàng đã thuyên giảm. Tuy vậy, việc đi lại của anh còn khó khăn và trí nhớ đang trong giai đoạn dần hồi phục.
Nhạc sĩ đa tài
Vũ Hoàng run run cầm cây bút viết lời đề tặng tập sách Nhạc thiếu nhi và thanh niên (gồm 216 bài hát, NXB Đà Nẵng) cho tôi. Người nhạc sĩ tài hoa này từng có một “thời hoa đỏ” gắn bó với lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP). Anh kể: “Năm 1976, tôi thi đậu Khoa Văn Trường cao đẳng Sư phạm TP.HCM và là hạt nhân văn nghệ của trường.
Gặp nhạc sĩ Vũ Hoàng ở ngoài đời, mọi người đều quý mến sự chân thành và nụ cười khà khà hiền lành của anh. Anh nói: “Tôi không bao giờ viết nhạc buồn hay thích khai thác cái bi. Các tình khúc của tôi lúc nào cũng vui vẻ. Khi mệt mỏi tôi hay đọc sách cho khuây khỏa chứ không đưa sự cô đơn của mình vào âm nhạc”.
Giai đoạn đó, tiếng hát lời ca, âm nhạc, tiếng đàn đã giúp cho mọi người thân thiết, gắn kết lại với nhau lắm. Học tới năm 2, tôi bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tiên Gửi lại em khi tiễn đoàn thanh niên tình nguyện đi biên giới Tây Nam. Tiếp đó là bài Hương tràm, trong dịp cùng đi khảo sát với TNXP trong chiến khu Dương Minh Châu. Còn bài Hương thầm (năm 1983) lại là cảm xúc trước cảnh chia tay giữa các chàng trai cô gái khi sắp lên đường đi nhập ngũ. Tuy nhiên, bài Phượng hồng (phổ thơ Đỗ Trung Quân) gắn liền với tên tuổi của tôi nhất, đến nỗi mọi người còn đặt cho tôi biệt danh “nhạc sĩ giữa giờ chơi, mang đến lại mang về” cho tới tận bây giờ”.
Và chính những ca khúc đầu tay thành công đã giúp Vũ Hoàng bén duyên với âm nhạc. Anh chợt nhận ra rằng cần phải bổ sung kiến thức chuyên môn nên quyết định dự thi và theo học Khoa Sáng tác lý luận, chỉ huy của Nhạc viện TP.HCM. Thời gian này, anh bắt đầu chuyển hướng sang đề tài viết cho thiếu nhi, với: Bé Chúc Xuân, Đất nước mến thương, Ai thương con nhiều, Bé yêu biển... và đặc biệt bài hát Bụi phấn (đồng tác giả với Lê Văn Lộc) được lứa tuổi học trò rất yêu thích. Từ thành công ấy, NS Vũ Hoàng trở thành một trong những hội viên đầu tiên của Hội Âm nhạc TP.HCM và được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ VN năm 1982.
“Cuộc sống của tôi dường như gắn liền với nhịp sống của tuổi trẻ, thời làm ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên TP.HCM, 15 năm tôi “đồng cam cộng khổ” trong các phong trào tình nguyện và chăm chút cho CLB sáng tác của TP.HCM. Nhiều NS trẻ như Hoài An, Trường Huy, Nguyễn Nhất Huy, Quốc An… đều trưởng thành từ chiếc nôi này. Có lẽ chính những kỷ niệm chân thực, cùng hơi thở ngồn ngộn đời sống khi ấy đã cho tôi cảm xúc dào dạt để có nhiều ca khúc hay: Dấu chân tình nguyện, Khát vọng tuổi trẻ, Mùa hè xanh, Giai điệu sinh viên, Mùa hè kỷ niệm. Trong các bài hát về thanh niên, tôi vẫn thích nhất Khát vọng tuổi trẻ và Mùa hè xanh. Mỗi khi nghe giai điệu hai bài hát này cất lên trong dịp ra quân Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ hay các ngày lễ, hội tôi rất xúc động”, anh tâm sự.
“Tôi có em… Hương nào đâu”
Một ngày đẹp trời, đang ngồi uống cà phê tự dưng NS Phạm Trọng Cầu vỗ mạnh vào vai Vũ Hoàng: “Ông làm nhạc sĩ sáng tác tặng biết bao ca khúc cho đời, còn cuộc đời này đã tặng được gì cho ông, tất cả chẳng qua cũng chỉ là hương hoa thôi”. Vũ Hoàng chợt nghĩ đến bốn câu thơ của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi/Cho màu đừng nhạt mất/Tôi muốn buộc gió lại/Cho hương đừng bay đi, anh nảy ra ý tưởng sáng tác những ca khúc viết về… Hương để lưu giữ chút gì đó cho cuộc đời. Nghĩ là làm, đến nay NS Vũ Hoàng đã có hơn 30 bài hát về đề tài này, như: Hương tình yêu, Hương xưa, Hương quê, Hương rừng, Hương sen... Mới nhất là tác phẩm Hương nhãn, được anh lấy cảm hứng từ những cánh rừng nhãn xanh mướt mát tầm mắt ở vùng đất Dạ cổ hoài lang (Bạc Liêu) vẫn còn chưa ráo mực. Anh trải lòng: “Ngày trẻ tôi yêu nhiều lắm. Kết thúc cuộc tình nào là tôi lại có một bài hát để… chia tay. Cuối cùng chọn được duy nhất bà vợ để cưới, chứ có em… Hương nào như mọi người vẫn hay nghi ngờ đâu”.
Nói về nhóm Những Người Bạn nổi tiếng một thời gồm: Trịnh Công Sơn, Thanh Tùng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Từ Huy, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên..., Vũ Hoàng bùi ngùi: “Tuy hiện nay thời gian trôi qua quá lâu khiến kẻ còn người mất, nhưng đó là những tình bạn tuyệt vời nhất. Hồi đó, chúng tôi quy ước với nhau mỗi tháng ai cũng phải có tác phẩm mới để báo cáo. “Bí” quá không viết được thì phải trả tiền nhậu”. “Vì quá sợ… chiêu đãi nên Vũ Hoàng phải gồng mình “cày”, nhờ vậy mà có nhiều ca khúc hay, lại không phải trả tiền”, anh hóm hỉnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.