Giải thưởng 'đầu voi đuôi chuột'

Mức tiền thưởng của nhiều cuộc thi, chương trình truyền hình thực tế được tuyên bố cao đến chóng mặt, nhằm thu hút thí sinh lẫn khán giả. Thế nhưng, ít ai biết sau khi chương trình khép lại, người đoạt giải lại chưng hửng với số tiền thực nhận được.

Mức tiền thưởng của nhiều cuộc thi, chương trình truyền hình thực tế được tuyên bố cao đến chóng mặt, nhằm thu hút thí sinh lẫn khán giả. Thế nhưng, ít ai biết sau khi chương trình khép lại, người đoạt giải lại chưng hửng với số tiền thực nhận được.
Khởi My, quán quân Gương mặt thân quen 2013, chỉ thực lãnh 200 triệu đồng tiền thưởng (còn 500 triệu dành cho các hoạt động từ thiện theo quy định ban đầu của BTC) - Ảnh: Độc LậpKhởi My, quán quân Gương mặt thân quen 2013, chỉ thực lãnh 200 triệu đồng tiền thưởng (còn 500 triệu dành cho các hoạt động từ thiện theo quy định ban đầu của BTC) - Ảnh: Độc Lập
Nhập nhằng tiền mặt, hiện vật
Năm 2013, giải thưởng 700 triệu đồng dành cho quán quân Gương mặt thân quen được công bố tưởng chừng là “đỉnh” so với các cuộc thi trước đó, nhưng rốt cuộc bị... lép vế khi cuộc thi Ngôi Sao Việt - Pop Super Star ra mắt cùng trong tuyên bố “sốc” với tổng giá trị giải thưởng cho người thắng cuộc là 7,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền quán quân Gương mặt thân quen thực lãnh chỉ là 200 triệu đồng (còn 500 triệu dành cho các hoạt động từ thiện theo quy định ban đầu của BTC). Thí sinh chiến thắng Ngôi sao Việt thực lãnh 600 triệu đồng (số còn lại được tính vào các khoản cho đào tạo, chi phí đi lại ở Hàn Quốc, sản xuất MV...).
Còn có kiểu tiền thưởng “hét cho cao” nhưng thực chất tính kèm hiện vật của nhà tài trợ, như giải Bài hát của năm trong chương trình Bài hát yêu thích khi công bố số tiền thưởng là 1 tỉ đồng, song thực tế ca sĩ chỉ nhận 300 triệu tiền mặt, số còn lại 700 triệu là hiện vật từ nhà tài trợ. Với chương trình Gương mặt thân quen, nghệ sĩ giành được giải nhất tuần hay chung cuộc sẽ được ban tổ chức trao giải 100 triệu và 700 triệu. Tuy nhiên, họ chỉ nhận được 50% trong số đó, số còn lại quy định dùng cho hoạt động từ thiện.
“Tố nhau” khi lãnh giải
Một số người thắng giải đã phải đòi giải thưởng đến... méo mặt, chẳng hạn Vua đầu bếp 2014 Minh Nhật từng phải lên tiếng chia sẻ với báo chí vụ chậm nhận tiền thưởng: sau 6 tháng kể từ lúc đoạt giải cô vẫn chưa nhận được trong khi cần tiền mở cửa hàng bán bánh mì. Chỉ đến khi sự việc được đưa ra công luận thì cô mới nhận được số tiền này!
Quán quân chương trình Vietnam's Next Top Model 2010 Khiếu Thị Huyền Trang từng gây ầm ĩ khi tố cáo BTC chương trình không đưa cho cô đúng số tiền cũng như phần thưởng mà chương trình đã hứa trước đó. Cô viết trên trang cá nhân: “Sau chương trình, theo giải thưởng, tôi có hợp đồng với CA Models, hy vọng vào chuyến đi tới Wilhemina theo giải thưởng. Nhưng hết lần này đến lần khác chuyến đi bị hủy vì lý do tôi phải giảm 5 - 7 kg. Tôi quyết định nghỉ và tìm con đường riêng cho mình. Tôi biết số tiền lương 2.000 USD/tháng không phải là ít đối với một người mẫu, nhưng tôi cần một định hướng rõ ràng và thực sự chuyên nghiệp cho tương lai của mình hơn là 2.000 USD/tháng”. Sau đó, BTC chương trình đã lên tiếng cho rằng Huyền Trang đơn phương hủy hợp đồng, đồng nghĩa với việc cô từ bỏ quyền lợi 2.000 USD/tháng và những kế hoạch đang thực hiện cho cô trong chuyến hành trình đến Mỹ.
Là một trong những giám khảo của Ngôi sao Việt, ca sĩ Phương Thanh cho rằng dù tiền thưởng rất cao, nhưng đây là cuộc thi mà chất lượng thí sinh yếu. “Tôi nghĩ, ở những cuộc thi tìm kiếm tài năng, giải thưởng cho quán quân không cần quá cao mà BTC nên đầu tư về sân khấu, âm thanh ánh sáng, sự xuất hiện của thí sinh sao cho hấp dẫn và làm truyền thông thật tốt là được. Bởi, giải thưởng cao nhưng chất lượng thí sinh không có thì sau cuộc thi, người chiến thắng không ra thị trường được, không phát huy được khả năng cũng bằng thừa”.
Vương miện bạc tỉ khó thẩm định
Cho đến thời điểm này, những chiếc vương miện hoa hậu khi được công bố trị giá 2,5 tỉ đồng (Hoa hậu VN), 2,3 tỉ đồng (Hoa hậu Hoàn vũ VN), 1,6 tỉ đồng (Hoa hậu Đại dương), 1 tỉ đồng (Hoa khôi Thể thao), 800 triệu đồng (Hoa khôi Sinh viên)... đều gây thắc mắc bởi BTC không nêu cụ thể giá trị từng thành phần cấu thành chiếc vương miện như công sức thực hiện, ý tưởng, thời gian, tiền công nhân viên, chế tác, kim loại quý... Không ít người cho rằng nhà tổ chức và nhà chế tác tự tính tổng trị giá chiếc vương miện để nêu ra một con số cao ngất ngưởng chứ khó biết giá trị thực của nó là bao nhiêu.
Mới đây, sau khi Hoa hậu Hoàn vũ VN 2015 công bố tổng giải thưởng cho tân hoa hậu trị giá gần 10 tỉ đồng, rất nhiều người... choáng. Thực tế, chiếc vương miện mang tính luân lưu trị giá 2,2 tỉ đồng không liên quan đến quyền lợi được hưởng của hoa hậu. Đây là “của chung”. Bên cạnh đó, phần huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp sau đăng quang (để đại diện VN thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới) trị giá hơn 3 tỉ đồng nếu tính vô giải thưởng âu cũng... tội cho hoa hậu. Bởi việc huấn luyện cho thí sinh đi thi là điều nhà tổ chức cần làm (các thí sinh trước từng được mời đi thi cũng được đào tạo như vậy). Một số người còn thắc mắc, ngoài giải thưởng liên quan đến trang sức, xe hơi, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, đi du lịch..., số tiền mặt hoa hậu nhận được cụ thể là bao nhiêu lại chưa thấy nhà tổ chức đề cập.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.