Gia đình cố Giáo sư Trần Văn Khê bàn giao nhà cho Nhà nước

14/08/2015 19:05 GMT+7

(TNO) Sau 49 ngày mất của Giáo sư Trần Văn Khê, ngôi nhà nơi ông ở những ngày cuối đời và cũng chính là nơi tổ chức tang lễ đã được gia đình bàn giao lại cho Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM vào chiều 14.8.

(TNO) Sau 49 ngày mất của Giáo sư Trần Văn Khê, ngôi nhà nơi ông ở những ngày cuối đời và cũng chính là nơi tổ chức tang lễ đã được gia đình bàn giao lại cho Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM vào chiều 14.8.

Gia đình cố Giáo sư Trần Văn Khê bàn giao nhà cho Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM - Ảnh: Phan Giang
Căn nhà số 32 đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh là nơi cố Giáo sư Trần Văn Khê ở vào những ngày cuối đời. Ông chuyển về ở căn nhà này từ năm 2006 do Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM (lúc bấy giờ là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM) cấp. Sau khi ông mất, gia đình đã bàn giao lại toàn bộ ngôi nhà và các tư liệu nghiên cứu của ông cho Sở tiếp quản.
Di ảnh của cố giáo sư vẫn được thờ tại trong nhà - Ảnh: Phan GiangDi ảnh của cố Giáo sư được thờ tại nhà - Ảnh: Phan Giang
Bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM cho biết: “Căn nhà cấp cho Giáo sư Khê ở những năm cuối đời không phải là tài sản tư mà nó thuộc sở hữu nhà nước. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản mà giáo sư đã ký và được Giám đốc Sở lúc ấy là chị Trương Ngọc Thủy ký và phê duyệt”.
Một số phòng, và thư viên đã bị niêm phong - Ảnh: Phan GiangMột số phòng, thư viện đã được niêm phong - Ảnh: Phan Giang
Căn nhà mà Sở cấp cho cố Giáo sư ở là có mục đích từ trước. Mục đích thứ nhất, dùng làm nơi để Giáo sư ở và sinh hoạt đồng thời là nơi để nghiên cứu lưu trữ. Mục đích thứ hai, sau khi Giáo sư mất nơi này sẽ dùng để xây dựng thành địa chỉ văn hóa mang tên “nhà Trần Văn Khê”.
“Đề án nhà Trần Văn Khê được khởi xướng từ tháng 11.2003 nhưng chưa công bố mà chỉ được ghi chú là ý tưởng hay. Nếu được sự chấp thuận từ các cấp thì nơi này mới chính thức trở thành địa chỉ văn hóa, còn bây giờ thì chưa”, bà Thế Thanh cho biết thêm.
Một góc nhỏ căn phòng nơi giáo sư lúc lâm thời đã sống và làm việc - Ảnh: Phan GiangMột góc nhỏ căn phòng nơi Giáo sư đã sống và làm việc - Ảnh: Phan Giang
Trong lần bàn giao này, Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM sẽ quản lý toàn bộ ngôi nhà, còn các hiện vật và công trình khoa học nghiên cứu của cố Giáo sư sẽ được Bảo tàng Di tích TP.HCM tiếp quản. Về phía gia đình thì họ sẽ được nhận lại những vật dụng cá nhân của Giáo sư.
Một góc nhỏ căn phòng nơi giáo sư lúc lâm thời đã sống và làm việc - Ảnh: Phan Giang
Những cây đàn, dụng cụ âm nhạc là những báu vật mà giáo sư gắn kết cả đời và dành tâm huyết để nghiên - 2Đàn, dụng cụ âm nhạc là những báu vật mà Giáo sư gắn kết cả đời và dành tâm huyết để nghiên cứu - Ảnh: Phan Giang
Các hiện vật và công trình nghiên cứu của Giáo sư Trần Văn Khê được lưu trữ tại phòng thư viện. Nơi đây không chỉ có các tư liệu về văn hóa, âm nhạc dân tộc mà còn cất giữ những báu vật cổ về văn hóa như đàn, loa, các nhạc cụ dân tộc khác… được Giáo sư sưu tầm từ năm 2006 đến nay. Trong những báu vật tại thư viện thì thứ được xem là quý giá nhất chính là gần 200 cuốn ký do Giáo sư biên soạn. Đây cũng được xem là công trình văn hóa lớn, là nguồn tư liệu vô giá của ngành nghiên cứu văn hóa, âm nhạc Việt Nam.
Thư viện, nơi lưu trữ những kho báu về văn hóa và âm nhạc không chỉ của Việt Nam mà còn có cả các khác nước trên thế giới - Ảnh: Phan GiangThư viện, nơi lưu trữ những kho báu về văn hóa và âm nhạc không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới - Ảnh: Phan Giang
Theo di nguyện của cố Giáo sư trước lâm chung, ông muốn biến ngôi nhà này thành nơi mở cửa cho mọi người vào tham quan và học tập, nghiên cứu. Đồng thời sau khi Giáo sư mất, số tiền cúng viếng sẽ được tạo thành quỹ học bổng Trần Văn Khê để giúp đỡ những học sinh, sinh viên khó khăn đang theo học ngành nhạc cụ dân tộc.
Hiện tại các cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao TP.HCM cùng với nhân viên Bảo tàng Di tích TP.HCM và gia đình cố Giáo sư đang kiểm kê tất cả vật dụng cũng như kho tư liệu để hoàn tất các thủ tục bàn giao.
Kho báu quý giá nhất trong căn nhà là gần 200 cuốn nhật ký nghiên cứu của giáo sư để lại - Ảnh: Phan GiangĐược xem quý giá nhất trong ngôi nhà là gần 200 cuốn nhật ký nghiên cứu
- Ảnh: Phan Giang
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.