Chơi xuân đừng giẫm hoa

Nhiều chuyên gia đã đề nghị chính quyền cần có thông điệp với người dân về trật tự văn minh khi vui xuân ở những nơi công cộng, tránh lập lại câu chuyện chen lấn “giẫm nát hoa đón giao thừa” như vừa qua.

Nhiều chuyên gia đã đề nghị chính quyền cần có thông điệp với người dân về trật tự văn minh khi vui xuân ở những nơi công cộng, tránh lập lại câu chuyện chen lấn “giẫm nát hoa đón giao thừa” như vừa qua.

Vườn hoa ven hồ Hoàn Kiếm từng đẹp như thế này...Vườn hoa ven hồ Hoàn Kiếm từng đẹp như thế này...


Đấy hoàn toàn do ý thức thôi. Ở các nước, họ có thể xếp hàng dài hàng chục mét, nhưng vẫn trật tự, còn mình thì chỉ chục người thôi đã lộn xộn rồi. Chỉ vài năm mà thay đổi nhận thức là không thể. Có thể mất cả chục năm lộn xộn nữa

Phạm Thúy Loan, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc (Bộ Xây dựng)

Theo dự kiến, tại Hà Nội, hoạt động biểu diễn nghệ thuật đêm giao thừa sẽ diễn ra vào 21 giờ ngày 7.2 (tức 29 tháng chạp) tại vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ; trung tâm quận Hà Đông, Tây Hồ, thị xã Sơn Tây, trước cửa Sân vận động quốc gia Mỹ Đình và các điểm bắn pháo hoa khác tại 30 quận, huyện, thị xã.
Nếu không có gì thay đổi, việc người dân đổ về bờ hồ Hoàn Kiếm sẽ rất đông. Tại nơi này, gần đây nhất trong đêm giao thừa Tết dương lịch, người dân đi chơi đông tới mức đã giẫm nát, “san phẳng” cả thảm hoa ven hồ khiến dư luận bức xúc.
“Lỗi gián tiếp” của chính quyền
Trao đổi với Thanh Niên, bà Phạm Thúy Loan, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc (Bộ Xây dựng), bi quan cho rằng việc lộn xộn trong đêm giao thừa tại điểm nóng hồ Hoàn Kiếm có thể sẽ còn kéo dài... cả chục năm nữa.
Theo bà Loan, với những trường hợp lộn xộn như đã từng xảy ra ở bờ hồ, khó có thể nói là lỗi trực tiếp của lãnh đạo. Nhưng họ có lỗi gián tiếp là trong nhiều năm đã không có các biện pháp đồng bộ để nâng cao ý thức văn hóa, ứng xử công cộng của người dân. “Đấy hoàn toàn do ý thức thôi. Ở các nước, họ có thể xếp hàng dài hàng chục mét, nhưng vẫn trật tự, còn mình thì chỉ chục người thôi đã lộn xộn rồi. Chỉ vài năm mà thay đổi nhận thức là không thể. Có thể mất cả chục năm lộn xộn nữa”, bà Loan nhận xét. Tuy nhiên, theo bà Loan, không nên dùng các biện pháp bắt phạt tại chỗ để nâng cao ý thức người dân. Vì hình thức phạt không có tác dụng lâu dài. Ngay cả khi phạt những người vi phạm phá hoa, đạp hoa phải lao động công ích cũng không ổn.
... nhưng đã bị “san phẳng” sau đêm giao thừa Tết dương lịch vừa qua - Ảnh: Thúy Hằng



Kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương cho rằng sự lộn xộn là do một phần lỗi của việc quá tập trung dân cư. Tuy nhiên, nó cũng do việc địa điểm nào đó, trong đó có bờ hồ Hoàn Kiếm - nơi người ta tin là linh thiêng. “Cho nên ai cũng muốn lên đấy. Giải quyết tình trạng này rất khó vì nó không phải câu chuyện của thái độ con người. Mà nó là câu chuyện của quá nhiều người nhưng lại quá ít chỗ để hài lòng người ta”, ông Phương nói.

Mặc dù nhiều người đồng tình với việc cần phải có nhiều năm để giáo dục ý thức, Hà Nội cũng vẫn cần các giải pháp tình thế. Chẳng hạn, theo kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương, có thể dùng giải pháp đặt mua vé để chơi bờ hồ. “Sẽ phải đếm được số người ở khu vực đó. Bờ hồ chỉ tiếp cận được từng này người, đến ngưỡng thì không cho vào nữa. Bạn phải mua vé thôi, vào đúng giờ. Nếu hết vé thì phải chờ lần sau”, ông Phương nói. Theo ông, số vé bán ra sẽ giúp nhà quản lý nắm được số liệu. Nhờ đó, kiểm soát một số lượng người thực, trong một khoảng thời gian nhất định là chuyện hoàn toàn có thể làm được.
Ông Lê Việt Hà, Phó tổng biên tập Tạp chí Quy hoạch, lại cho rằng đây là thời điểm lãnh đạo cần gửi thông điệp để nâng cao ý thức người dân. “Phải có thông điệp kiểu như lên máy bay thì nhắc chuyện đeo dây an toàn. Thành phố cũng có thông điệp với người dân về trật tự văn minh tại các điểm đông người”, ông Hà nói.
 Ý thức thưởng ngoạn
Tại TP.HCM, Tết Bính Thân năm nay người dân có nhiều điểm du ngoạn ngắm hoa: Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội hoa xuân Tao Đàn, Hội chợ hoa xuân Phú Mỹ Hưng...
Sau một năm tạm dời về đường Hàm Nghi, năm nay Đường hoa TP.HCM sẽ chính thức quay về phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigontourist - đơn vị tổ chức đường hoa, cho biết: “Đường hoa năm 2016 sẽ trải dài từ đường Lê Thánh Tôn tới Tôn Đức Thắng với tổng chiều dài khoảng 720 m. Để tránh tình trạng lộn xộn có thể xảy ra như Tết Ất Mùi vừa qua, ban tổ chức bố trí vệ sĩ túc trực liên tục, phối hợp với các lực lượng như công an, thanh niên xung phong… thường xuyên nhắc nhở người dân tuân thủ pháp luật và ý thức trong việc thưởng ngoạn”.
Theo ông Việt, đường hoa năm nay sẽ bố trí các tiểu cảnh, chậu hoa ở các vị trí đẹp, thông thoáng nằm trong khuôn viên lòng đường Nguyễn Huệ, khu vực nào được dự đoán có thể quá tải người xem sẽ có ngã rẽ hoặc lối ra hợp lý, tránh tình trạng dồn ứ khiến người đi thưởng hoa phải giẫm đạp lên hoa để thoát ra. Ông Việt tin tưởng, với sự ý thức của người dân TP.HCM và du khách khi đi chơi xuân thì Đường hoa Nguyễn Huệ Bính Thân 2016 sẽ thành công.
“Về làng” tại hội chợ hoa xuân
Tối 1.2, Công ty TNHH phát triển Phú Mỹ Hưng đã khai mạc hội chợ hoa xuân với chủ đề “Về làng” (ảnh).
Không gian văn hóa làng quê 3 miền với những chiếc cổng làng, giếng làng của miền Bắc; guồng xe nước, thuyền thúng của miền Trung và chiếc vó cá trên sông nước miền Nam được tái hiện tại hội chợ hoa xuân trong 7 ngày, từ 1 - 7.2 (nhằm ngày 23 - 29 tết) tại khu vực hồ Bán Nguyệt, Q.7, TP.HCM. Đặc biệt, khu “Đường xuân” có tiểu cảnh mô phỏng một góc rừng khu dự trữ sinh quyển của Cần Giờ; khu “Bến xuân” trên hồ Bán Nguyệt sẽ tái hiện dòng sông quê hương dập dìu thuyền hoa xuôi ngược cùng với bến thả hoa đăng; khu “Vườn xuân” là vườn cây trái mộc mạc làng quê như cà, ớt, bầu, bí, mướp, bưởi, mận, ổi, đu đủ... cùng với khóm mạ non, đồng lúa chín vàng trĩu hạt, vườn cải hoa vàng rực rỡ; khu “Góp xuân” trưng bày các tác phẩm hoa cây cảnh nghệ thuật của các nghệ nhân, nhà vườn đến từ nhiều địa phương.
Ngoài ra hội chợ hoa xuân còn có 500 gian hàng hoa kiểng, 200 gian hàng tiêu dùng phục vụ tết.
M.Khanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.