Chen chân xem cặp chim công 'khủng' làm từ hoa cúc

09/10/2016 13:26 GMT+7

Cặp chim công, tứ linh “long, lân, quy, phượng” cùng nhiều tiểu cảnh kết bằng hoa cúc rực rỡ sắc màu trưng bày tại lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) đã thu hút hàng nghìn người đến xem.

Lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng diễn ra trong ngày 9.10. Ngay từ sáng sớm con đường từ trung tâm TP.Uông Bí dẫn lên chùa dài hơn 3 km đã tấp nập xe cộ đổ về. Khu vực bãi đỗ xe máy miễn phí chật cứng người chờ vào gửi xe. 
Giữa cổng tam bảo đặt một hình trái tim hoa cúc vàng bao quanh bản đồ Việt Nam màu đỏ, 2 bên là bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” nổi tiếng của danh nhân Lý Thường Kiệt. Mặc dù trời nắng gắt nhưng trong sân chùa có hàng nghìn người đứng chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật được làm từ nhiều loại hoa cúc như cặp chim công chầu tượng Phật, tứ linh “long, lân, quy, phượng”, bánh xe chuyển pháp luân…
le-hoi-hoa-cuc
Ngay từ sáng sớm đã có rất đông người đến chùa Ba Vàng dự lễ hội hoa cúc Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
le-hoi-hoa-cuc
Mọi người chụp ảnh kỷ niệm bên tiểu cảnh bánh xe chuyển pháp luân kết bằng hoa cúc trước sân chùa Ảnh: V.N.K
Anh Nguyễn Văn Dương (30 tuổi, du khách từ Hà Nội) cho biết cùng gia đình xuống Hạ Long nghỉ cuối tuần và ghé lên chùa Ba Vàng dự lễ hội hoa cúc trước khi về nhà. “Tôi cảm thấy thư giãn khi ngắm nhìn những tiểu cảnh kết hoa cúc nhiều màu sắc rất khéo léo. Cả nhà tôi đã chụp ảnh, quay clip để làm kỷ niệm và chia sẻ lên Facebook”, anh Dương nói. 
Đây là năm thứ 2 chùa Ba Vàng tổ chức lễ hội hoa cúc, có nhiều hoạt động ý nghĩa như nghi lễ rước linh vật hoa cúc, dâng cơm mới, pha trà cúng Phật và chương trình lễ tri ân diễn ra vào tối cùng ngày.
Theo sư thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, lễ hội hoa cúc tổ chức đúng vào dịp tết Trùng Dương (hay còn gọi là tết Trùng Cửu, ngày 9.9 âm lịch). Đây là ngày tết cổ xưa của người Việt, lấy sự lặp lại của 2 số 9 để nói về sự trường thọ. Tết Trùng Cửu ở Việt Nam hiện còn ít người biết đến. 
“Hoa cúc là biểu tượng của mùa thu, sự trường thọ, tình nghĩa thủy chung và rất gần gũi với thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng như văn hóa đời Trần. Tam Tổ Trúc Lâm đã làm nhiều bài thi kệ vịnh về hoa cúc. Việc xây dựng lễ hội hoa cúc nhằm khôi phục và phát huy một nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt, hướng con người tới những giá trị chân thiện mỹ”, sư thầy Thích Trúc Thái Minh cho biết.
Một số hình ảnh ghi lại tại lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng
le-hoi-hoa-cuc
Khu gửi xe máy miễn phí quá tải do có rất đông du khách thập phương đổ về lễ hội  Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
Bất chấp thời tiết nắng nóng, hàng nghìn người về chùa Ba Vàng ngắm hoa cúc Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
Cặp chim công "khủng" chầu tượng Phật kết bằng hoa cúc trước cửa đại điện Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
Phần đuôi chim công trải dài tới hết bậc thềm đá của đại điện Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
Làng hoa tri ân với nhiều tiểu cảnh sắp đặt theo chủ đề như tri ân thầy cô, tri ân cha mẹ, tri ân quê hương... Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
Hoa cúc vàng thiết kế khéo léo trên xe khiến người xem liên tưởng như đổ lúa vàng ra sân phơi trong ngày mùa Ảnh: V.N.K
le-hoi-hoa-cuc
Tứ linh "long, lân, quy, phượng" kết bằng nhiều loại hoa cúc khá độc đáo Ảnh: V.N.K
 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.