Cha, con và ảnh báo chí

20/06/2012 03:00 GMT+7

Khi Xuân Trường (chủ nhân giải cao nhất cuộc thi ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng đầu tiên) 15 tuổi, bố anh hy sinh tại chiến trường Quảng Trị. Trước đó, ông đã đi nhiều chiến trường cả miền Nam, miền Bắc và Lào. Từ đó, ký ức về bố mờ dần cho tới lúc Xuân Trường tốt nghiệp đại học rồi trở thành phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam vào năm 1992.

Khi Xuân Trường (chủ nhân giải cao nhất cuộc thi ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng đầu tiên) 15 tuổi, bố anh hy sinh tại chiến trường Quảng Trị. Trước đó, ông đã đi nhiều chiến trường cả miền Nam, miền Bắc và Lào. Từ đó, ký ức về bố mờ dần cho tới lúc Xuân Trường tốt nghiệp đại học rồi trở thành phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam vào năm 1992.

Nhiệm vụ đầu tiên trong đời phóng viên ảnh của Trường do đích thân Trưởng ban Biên tập ảnh cũng là đồng đội của bố anh giao là lục kho tư liệu để tập hợp ảnh của chính người cha đã khuất của mình. “Tôi gom đủ ảnh của bố, dựng thành 10 cuốn makét, hết 6 tháng. Ngấm cách chọn góc chụp, bố cục... tôi tự thấy đã qua một khóa đào tạo hoàn chỉnh về nhiếp ảnh”, anh nói.

Cha, con và ảnh báo chí 
Đấu pháo ở Dốc Miếu - tác phẩm được Giải thưởng Nhà nước 2007 của phóng viên  - Ảnh liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng

Sách ảnh Việt Nam trong ánh chớp lửa đạn ra đời đúng dịp 21.6 như một lời tri ân thành kính. Hơn 200 tấm ảnh trong sách được lựa chọn từ hơn 3.000 tấm ảnh của liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng - phóng viên chụp được nhiều ảnh pháo cao xạ bừng bừng lửa khói, tên lửa rời bệ phóng tìm diệt máy bay Mỹ. Những bức ảnh một thời đã làm nức lòng người xem, truyền đi niềm tin chiến thắng.

“Nghĩa Dũng thuộc vào những nhà nhiếp ảnh chiến tranh lớn của thế kỷ 20 - những nhà nhiếp ảnh sinh ra để sẵn sàng đem tính mạng của mình đổi lấy những bức ảnh khói lửa, chân thật”, nguyên Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành nói.

Trinh Nguyễn

>> Báo Thanh Niên đoạt 5 giải Báo chí Quốc gia
>> Ấn tượng Su-27 trở về từ Trường Sa 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.