'Uy tín của Mỹ sẽ bằng 0 nếu TPP thất bại’

12/09/2016 22:26 GMT+7

Sự bế tắc chính trị của Mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là “thảm họa”, có thể thành trở ngại đáng kể cho sự góp mặt của Mỹ ở châu Á. Đây là ý kiến của một học giả về Trung Quốc.

Năm ngoái, Mỹ và 11 nước trong khu vực Thái Bình Dương đạt đến một thỏa thuận về TPP, nhằm thiết lập thương mại tự do giữa các nước tham gia, thiết lập tiêu chuẩn chung và hạ bớt rào cản. Tuy vậy, nhiều nghi ngại đã và đang dâng cao sau khi các ứng cử viên tổng thống Mỹ tiềm năng nhất đứng ở lập trường bảo hộ ngay trước đợt bầu cử vào tháng 11.
Theo CNBC, Christopher Johnson, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC cho hay: “Tôi nghĩ uy tín của Mỹ về gần như bằng 0 trong khu vực nếu chúng ta không để TPP được hoàn tất. Nó thực sự là thành phần kinh tế trong trục hướng về châu Á của Mỹ. Nếu chúng ta không để TPP được thông qua ở Quốc hội, điều trông rất có thể xảy ra ngay lúc này vì chúng ta đang có cả hai ứng viên lớn phản đối thỏa thuận, đây thực sự là sự quảng cáo lớn cho thông điệp của Trung Quốc trong khu vực”.
Đại lục có thể sử dụng thất bại trên để nói rằng: “Nhìn kìa nước Mỹ chỉ chú ý đến quân sự và tạo ra nhiều rắc rối trong khu vực. Chúng tôi chỉ ở phía thương mại và tăng trưởng, thất bại của TPP sẽ chứng minh điều này”, Johnson nói thêm. Ông từng là nhà phân tích Trung Quốc tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
TPP thất bại sẽ giúp thúc đẩy cường quốc châu Á. Ông Johnson cho biết: “Trong nhiều năm hậu thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc ẩn mình trên trường quốc tế, tập trung phát triển trong nước và tăng trưởng. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, ý tưởng về một chính sách đối ngoại tích cực hơn của Trung Quốc thành hình. Chúng ta cũng thấy việc này khi nhìn vào quan hệ Mỹ - Trung”.
Ngày nay Trung Quốc chẳng còn muốn làm người về nhì sau Mỹ và ông Tập “không lo lắng nhiều về mối quan hệ với Mỹ như những người tiền nhiệm”, ông Johnson nhận định tiếp. Các nước trong khu vực cũng nghiêng về phía gìn giữ hòa bình với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, quốc gia đầu tư mạnh vào khu vực đang phát triển của châu Á.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.