Ước mơ vụn vỡ dưới gầm xe - Kỳ 4: Mẹ đi để 3 con thơ cho bố

02/09/2017 13:31 GMT+7

Vợ mất đột ngột vì tai nạn giao thông, một mình anh Vinh phải sống cảnh gà trống nuôi ba con thơ đang tuổi ăn học. Tuy nhiên, tiền lương công nhân cũng chỉ đủ bốn bố con sống qua ngày, mọi thứ đều thiếu trước hụt sau.

Chúng tôi ghé thăm gia đình anh Nguyễn Xuân Vinh (41 tuổi) vào một buổi chiều muộn, khi anh vừa tan ca làm tại một công ty ở xã Tân Thới Nhì (H.Hóc Môn, TP.HCM). Nhà kho cũ nát rộng hơn 10 mét vuông, từng là nơi chứa vật dụng, nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên QL.22 (1/87 A, ấp Nhị Tân, xã Tân Thới Nhì) được anh xin bố mẹ sửa lại làm nơi tá túc cho các con có chỗ sinh hoạt, học hành và là nơi đặt di ảnh vợ để thờ.
VIDEO: Vợ mất sớm vì tai nạn, chồng một mình nuôi 3 con thơ
Cách đây gần một năm, vợ anh Vinh không may bị tai nạn mất đi để lại anh và ba cô con gái nhỏ. Từ đó, một mình anh vừa làm cha lẫn mẹ, chăm lo tất cả, từ sinh hoạt, ăn uống, đến chuyện khuyên bảo học hành hàng ngày cho các con. Anh cho biết, tâm nguyện lớn nhất của mình lúc này là mong ba con gái luôn mạnh khỏe, học giỏi để sau này lớn lên có nghề nghiệp đàng hoàng.

tin liên quan

Ảnh cưới đã chụp, giờ chú rể cắt bỏ chân nằm cách ly
Còn 2 tháng nữa là đến ngày cưới thì bất ngờ Trần Thanh Liêm (26 tuổi, quê Bình Định) bị xe ben cán nát cả hai chân. Hiện Liêm phải cắt bỏ 1 chân và chưa thể nói chuyện được với ai. Tháng 8 này, Liêm sẽ làm đám cưới với cô bạn gái, nào ngờ...
Gà trống nuôi con thơ
Bên di ảnh người vợ, anh Vinh rơm rớm nước mắt kể, vào khoảng 20 giờ tối 3.11.2016, anh đang ở công ty làm việc tăng ca thì bất ngờ nhận được cuộc gọi từ con gái lớn, báo rằng vợ bị tai nạn, được mọi người đưa vào bệnh viện 
Ước mơ dang dở
“Trước khi vợ mất, hai vợ chồng cũng bàn ở chung nhà với bố mẹ thời gian nữa, rồi dành tiền ra mua mảnh đất riêng xây nhà ở, chăm lo các con ăn học nên người. Nhưng chưa thực hiện được thì cô ấy đã ra đi mãi mãi”, anh Vinh tâm sự
Hóc Môn.
Hay tin, anh mới tức tốc bỏ dở công việc, chạy xe đến bệnh viện thấy vợ nằm bất động trên băng ca, anh tiếp tục cùng với bác sĩ chuyển vợ mình xuống bệnh viện Chợ Rẫy.
Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận, bác sĩ thông báo vợ anh bị chấn thương sọ não nên bị chết não, không còn hy vọng cứu chữa. Thông tin trên khiến anh chỉ biết ôm mặt khóc. Người đầu ấp tay gối cùng anh bấy lâu, chăm lo cho các con cùng nhiều dự định trong tương lai đã vĩnh biệt anh ra đi không một lời từ biệt.
“Lúc đến bệnh viện Hóc Môn, thấy vợ mình nằm bất động, tôi như không biết gì nữa, chỉ chắp tay niệm phật cầu trời thương cho vợ tỉnh lại, mau khỏe để về với các con. Nhưng phép màu ấy không đến, cô ấy đã rời xa bốn bố con tôi mãi mãi”, anh Vinh nghẹn ngào cho biết.
Anh Vinh vẫn thường buộc tóc cho con gái út Nguyễn Ngọc Phương Trinh như trước đây vợ vẫn hay làm ẢNH: AN HUY
Theo anh Vinh, sau khi lo hậu sự cho vợ xong thì anh mới nghe con và mọi người kể lại vụ tai nạn thương tâm.  "Lúc đó khoảng 20 giờ, vợ tôi nói với các con ở nhà học bài rồi cô ấy đi ra một tiệm tạp hóa mua ít đồ dùng sinh hoạt trên đường Nguyễn Thị Rành (H.Hóc Môn) thì bị một xe máy của một em sinh viên tông trúng. Vợ tôi té, đầu va xuống đường bất tỉnh, được mọi người ở khu vực chạy về báo gia đình và đưa vào bệnh viện H.Hóc Môn, rồi chuyển xuống BV Chợ Rẫy liền, nhưng không qua khỏi"
Anh Vinh cho biết sinh viên gây tai nạn cũng có gia cảnh khó khăn. "Trong lúc lo ma chay cho vợ, thì gia đình người ta cũng đến thăm hỏi, hỗ trợ nhưng cũng không đủ lo ma chay, tôi phải vay mượn tiền bạn bè để bù vào. Vụ việc cũng xảy ra rồi, điều mà không ai mong muốn nên sau khi lo hậu sự cho vợ, tôi cũng bãi nại cho người ta", anh Vinh kể.
“Lúc đó thật sự tôi rất buồn và đau khổ, vợ ra đi để lại ba con nhỏ, khó khăn chất chồng. Nhưng tôi nghĩ lại, em sinh viên đó khoảng 21 tuổi, nếu mình thưa kiện thì em đó có khi ở tù, con đường học vấn cũng dang dở, tương lai em cũng mịt mờ. Gia đình người ta cũng khổ, nên tôi cũng cho qua chuyện như để phúc lại cho ba con gái của mình, mong các con khỏe mạnh, học giỏi, gặp nhiều may mắn, được vậy anh an ủi rồi”, anh Vinh trải lòng.
Hiện chị đầu Quỳnh Như phải nghỉ học để dành tiền lo hai em Phương Uyên và Phương Trinh đi học ẢNH: AN HUY

tin liên quan

Hoàn cảnh nghiệt ngã của 5 bà cháu bệnh tật
Đó là hoàn cảnh của bà Lưu Thị Xã (58 tuổi) ngụ ấp 4, xã Long Thành, H.Thủ Thừa, Long An. Gia đình bà Xã thuộc diện hộ nghèo, sống ở vùng nông thôn nhưng không có ruộng đất để canh tác.
Anh Vinh kể, trước đây gia đình đông con, khó khăn nên anh phải nghỉ học sớm và đi làm. Rồi anh quen chị Lê Thị Trang ở xã Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn) và cưới năm 2000. Đến năm 2002, hai vợ chồng có con gái đầu và hai bé gái nữa ra đời những năm tiếp theo sau đó. Chị Trang làm một công ty may, còn anh cũng làm công nhân cho một xưởng sản xuất giày. Dù không giàu có nhưng gia đình anh Vinh chị Trang lúc nào cũng tràn ngập niềm vui.
Hai vợ chồng cùng các con ở nhà của bố mẹ chị Trang, lương công nhân hai vợ chồng làm ra chỉ vừa đủ nuôi ba con ăn học và chi tiêu cho gia đình. Nhưng không may đến cuối năm 2016 thì chị Trang bị nạn, để lại anh và ba con thơ.
“Trước khi vợ mất, hai vợ chồng cũng bàn ở chung nhà với bố mẹ thời gian nữa, rồi dành tiền ra mua mảnh đất riêng xây nhà ở, chăm lo các con ăn học nên người. Nhưng chưa thực hiện được điều đó thì cô ấy đã ra đi mãi mãi”, anh Vinh mắt đỏ hoe nói.
Mong các con nên người
Từ khi vợ mất đi, gần một năm nay anh cũng đưa ba con về ở căn nhà kho sửa lại của bố mẹ mình để tiện việc đưa
“Tôi muốn lo cho tất cả các con đi học đầy đủ để sau này có con chữ đi ra với xã hội. Nhưng bé lớn nhất quyết xin đi học trường nghề để sớm ra đi làm lo cho ba và các em, nên cháu nó chỉ học xong lớp 9 và giờ ở nhà. Giờ muốn xin cho con gái đi học trường nghề, nhưng ít nhất phải nộp 10 triệu đồng họ mới nhận chứ ai đâu dạy không cho mình, nên tôi sẽ cố gắng gom tiền dần. Giờ tôi chỉ mong ông trời cho mình có sức khỏe để đi làm, tranh thủ tăng ca kiếm tiền lo cho các con đầy đủ. Tôi sẽ cố hết sức để các con không thua thiệt với bạn bè”, anh Vinh chia sẻ.
đón gần trường. Buổi sáng, anh phải dậy lúc 5 giờ nấu cơm cho các con ăn và sửa soạn đưa các con đến lớp. Chiều 16 giờ, tan giờ làm, anh tranh thủ ghé trường đón các con về nhà.
Lương công nhân 3,8 triệu đồng anh đang làm tại một công ty giày da, hiện vừa đủ cho bốn bố con quây quần bên nồi cơm nóng với mấy món ăn đơn giản hằng ngày, và nộp tiền học phí cho các con đến lớp.
Khi vợ mất đi, anh phải vay mượn bạn bè 30 triệu đồng để lo ma chay đến nay vẫn chưa trả được. Tiền lương anh nhận tháng nào, cũng bù đắp vào bữa ăn của các con thành thử không có dư. Bé út năm nay lên lớp 3, bé kế lên lớp 7 đều được đến lớp. Nhưng bé đầu thấy ba cực khổ, em học xong lớp 9 xin ba cho ở nhà để dành tiền lo cho hai em đến lớp, rồi đi học nghề sau.
“Tôi muốn lo cho tất cả các con đi học đầy đủ để sau này có con chữ đi ra với xã hội. Nhưng bé lớn nhất quyết xin đi học trường nghề để sớm ra đi làm lo cho ba và các em, nên cháu nó học xong lớp 9 và giờ ở nhà. Giờ muốn xin cho con gái đi học trường nghề, nhưng ít nhất phải nộp 10 triệu đồng họ mới nhận chứ ai đâu dạy không cho mình, nên tôi sẽ cố gắng gom tiền dần. Giờ tôi chỉ mong ông trời cho mình có sức khỏe để đi làm, tranh thủ tăng ca kiếm tiền lo cho các con đầy đủ. Tôi sẽ cố hết sức để các con không thua thiệt với bạn bè”, anh Vinh chia sẻ.
Anh Vinh cho biết sẽ cố gắng làm việc để kiếm tiền lo các con không thua bạn bè ẢNH: AN HUY

tin liên quan

Trao tiền cho bé gái bị đa dị tật bẩm sinh
Ngày 8.8, đại diện Báo Thanh Niên và UBND xã Hải Lệ (TX.Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) đã đến thăm hỏi, trao số tiền 62.150.000 đồng cho gia đình bé Lê Ngô Mỹ Nhi (trú thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, nhân vật trong bài Bé gái sống lay lắt vì đa dị tật bẩm sinh đăng trên Thanh Niên ngày 18.7). 
Trò chuyện với chúng tôi, em Nguyễn Thị Quỳnh Như (15 tuổi, con gái đầu anh Vinh) cho biết: “Em rất muốn được đi học, nhưng thấy ba đi làm ngày đêm rất cực nhưng không đủ chi tiêu, nên em xin ba nghỉ học, sắp tới đi học nghề để nhường phần tiền đi học cho hai em”. Khi chúng tôi hỏi nếu có tiền em có muốn đến lớp với bạn bè lại không, em cho biết rất muốn.
Chia tay gia đình anh Nguyễn Xuân Vinh lúc trời đã nhá nhem tối, dưới cơn mưa phùn, tôi như chìm vào mớ suy nghĩ hỗn độn, không biết con đường học tập của các em sau này như thế nào, khi gia đình bây giờ cái gì cũng thiếu trước hụt sau. Nhưng tôi tin các em sẽ nên người vì bên em luôn có một người cha tuyệt vời.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.