Unilever cam kết đẩy mạnh tái chế trong kinh tế tuần hoàn

21/11/2023 15:32 GMT+7

Là doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững, Unilever VN luôn nỗ lực đi vào hành động cụ thể, mang một thông điệp xuyên suốt 28 năm hoạt động tại Việt Nam: kinh doanh có trách nhiệm, mang lại lợi ích cho con người và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Những cam kết của Unilever VN trong việc giữ gìn và cải thiện sức khỏe hành tinh luôn được thực hiện đúng tiến độ đặt ra, thậm chí có những chương trình còn về đích trước thời hạn.

Xây dựng chiến lược quản lý nhựa hiệu quả

Hiện nay, tỷ lệ rác thải nhựa được tái chế vẫn còn đang ở mức rất thấp chỉ khoảng 9%. Theo một báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới, VN lãng phí gần 3 tỉ USD vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Trong khi đó, VN đối diện với tình trạng ô nhiễm nhựa rất đáng lo ngại.

Unilever cam kết đẩy mạnh tái chế trong kinh tế tuần hoàn - Ảnh 1.

Đại diện Unilever giới thiệu về mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa

Với quyết tâm giảm thiểu rác thải nhựa và phát triển kinh tế xanh, trong những năm qua Unilever đã xây dựng chiến lược quản lý nhựa gồm 3 mục tiêu chính: cải thiện vật liệu bao bì để tăng cường khả năng tái chế; giảm thiểu sử dụng nhựa nguyên sinh; thu gom và tái chế nhiều hơn lượng nhựa đưa ra thị trường.

Từ nhiều năm qua, Unilever luôn tích cực thúc đẩy các sáng kiến để cải thiện vật liệu bao bì. Đến nay, Unilever VN đã đạt 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế. Điển hình như các sản phẩm chăm sóc gia đình của Unilever sẽ loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện với môi trường. Tính đến nay, một số sản phẩm từ Omo, Comfort, Sunlight, Cif, Lifebuoy đều đạt những tiêu chí công thức sản phẩm giúp tiết kiệm nước và có khả năng phân hủy sinh học. Ngoài ra, vỏ chai sản phẩm từ Comfort, Sunlight, Cif, Lifebuoy, Vim cũng đã có chứa 100% nhựa tái chế PCR.

Với quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhựa, Unilever VN đã ký kết hợp tác cùng Tái chế Duy Tân từ 2023 đến năm 2027 với mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa. Những nhà sản xuất như Unilever sẽ sử dụng hạt nhựa tái sinh này để sản xuất thành chai nhựa mới. Các nhà phân phối như bán lẻ sẽ mang những sản phẩm có bao bì nhựa tái sinh đến tay người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục phân loại rác thải nhựa sau khi sử dụng, để vòng tuần hoàn của nhựa tiếp tục được diễn ra.

Unilever cam kết đẩy mạnh tái chế trong kinh tế tuần hoàn - Ảnh 2.

Các đại biểu tham gia tọa đàm

Cam kết bền vững

Tại diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023 vừa tổ chức vào tuần trước tại Hà Nội, lãnh đạo Unilever VN tiếp tục cam kết nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm thải rác nhựa và thúc đẩy tái chế. Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever VN chia sẻ: "Với chỉ khoảng 33% rác thải nhựa được tái chế hiện nay, VN đang mất gần 70% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 - 2,9 t USD mỗi năm. Trong khi dầu mỏ ngày càng khan hiếm và giá cả tăng, dao động khôn lường thì chúng ta đang bỏ đi một lượng lớn nhựa, hơn thế nữa làm ô nhiễm môi trường sống. Cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này là bẻ hướng dòng chảy để nhựa được tuần hoàn, quay lại phục vụ đời sống thay vì bị thải bỏ. Thay đổi mối quan hệ với nhựa, không chỉ dùng 1 lần hay vài lần rồi bỏ đi. Nhựa có thể được tái sinh để tiếp tục phục vụ chúng ta. Tuần hoàn nhựa cần các yếu tố quan trọng: thiết kế, hợp tác, nhận thức".

Unilever cam kết đẩy mạnh tái chế trong kinh tế tuần hoàn - Ảnh 3.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại diễn đàn

Theo đó, từ nhiều năm qua, Unilever luôn tích cực thúc đẩy các sáng kiến để cải thiện vật liệu bao bì phù hợp với kinh tế tuần hoàn. Đến nay, Unilever VN đã đạt 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế.

Unilever cam kết đẩy mạnh tái chế trong kinh tế tuần hoàn - Ảnh 4.

Lãnh đạo Unilever chia sẻ: "Trong vòng 3 năm, chúng tôi đã thu gom và tái chế được 25.000 tấn rác thải nhựa đưa vào phục vụ đời sống. Những nhà sản xuất như Unilever sẽ sử dụng hạt nhựa tái sinh này để sản xuất thành chai nhựa mới. Các nhà phân phối như bán lẻ sẽ mang những sản phẩm có bao bì nhựa tái sinh đến tay người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục phân loại rác thải nhựa sau khi sử dụng, để vòng tuần hoàn của nhựa tiếp tục được diễn ra. Chúng tôi đã kết nối và cải thiện đời sống cho 2.500 lao động ve chai, phần lớn là phụ nữ, chúng tôi còn tôn vinh họ để họ được có được vị trí tốt hơn trong xã hộicũng đã truyền thông phân loại rác tại nguồn cho gần 12 triệu người dân thông qua các kênh truyền thông trực tiếp và đại chúng đại chúng".

Unilever cam kết đẩy mạnh tái chế trong kinh tế tuần hoàn - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân

Ảnh: Unilever Việt Nam

 

Chúng ta cần thay đổi mối quan hệ với nhựa một cách bền vững hơn, giải phóng được giá trị vật liệu lên đến gần 3 tỉ USD/năm, giảm phát thải khí nhà kính và giảm ô nhiễm môi trường, kinh tế tuần hoàn nhựa cần được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, cần rất nhiều sự hợp tác từ cơ quan nhà nước, từ nhà thu gom, tái chế, các tổ chức quốc tế, nhà phân phối… Cần đầu tư cho các công nghệ tái chế hiện đại, hiệu quả cho những loại nhựa phổ biến. Cần đầu tư cho hệ thống thu gom bài bản. Có chính sách khuyến khích cho những doanh nghiệp sử dụng nhựa tái sinh để giải quyết đầu ra và phát triển ngành tái chế nhựa. Huy động người dân tham gia phân loại rác tại nguồn để có đầu vào chất lượng cho tái chế"

Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever VN
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.