Ukraine tiếp nhận đạn chùm từ Mỹ

15/07/2023 05:42 GMT+7

Đạn chùm của Mỹ đã đến Ukraine giữa những tranh cãi và Kyiv cam kết sẽ hạn chế sử dụng loại vũ khí vốn bị cấm ở hơn 100 quốc gia này.

Lầu Năm Góc và quân đội Ukraine xác nhận đạn chùm (còn được gọi là bom chùm) của Mỹ đã đến tay lực lượng Ukraine, một tuần sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp loại vũ khí này trong gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD, theo Reuters.

Ukraine tiếp nhận đạn chùm từ Mỹ  - Ảnh 1.

Quân nhân Mỹ vận chuyển đạn chùm tại doanh trại Hovey ở Hàn Quốc

Reuters

CAM KẾT CỦA UKRAINE

Các quan chức Ukraine tuyên bố việc triển khai đạn chùm là phù hợp trong bối cảnh lực lượng Nga đã đặt mìn ở nhiều nơi trên lãnh thổ mà họ đang kiểm soát tại Ukraine. "Việc sử dụng đạn chùm sẽ khiến tinh thần lực lượng Nga tiếp tục đi xuống và thay đổi cơ bản mọi thứ theo hướng có lợi cho lực lượng vũ trang Ukraine", Reuters dẫn lời ông Valeryi Shershen, người phát ngôn quân khu miền nam Ukraine, nói với một đài phát thanh hôm 13.7. 

Xem nhanh: Ngày 505 chiến dịch, Ukraine đã có đạn chùm Mỹ; sếp CIA bàn chuyện gì với Nga?

Ông Shershen cũng cho biết loại vũ khí này sẽ được sử dụng một cách hạn chế trong khuôn khổ pháp luật, "chỉ phục vụ việc giành lại các vùng lãnh thổ" của Ukraine. "Chúng sẽ không được sử dụng trên lãnh thổ Nga... Chúng sẽ chỉ được sử dụng ở những khu vực tập trung lực lượng quân sự Nga để chọc thủng phòng tuyến của đối phương", ông nói.

Giới chức Mỹ thông báo nước này sẽ gửi cho Ukraine hàng nghìn quả đạn chùm, song không đưa ra con số chính xác. Washington cũng cho biết loại đạn chùm mà họ cung cấp là loại có tỷ lệ đạn không phát nổ thấp và Mỹ tin rằng Ukraine sẽ không sử dụng loại vũ khí này một cách bừa bãi tại các khu vực dân cư.

NGA CẢNH BÁO ĐÁP TRẢ TƯƠNG XỨNG

Nga phản đối mạnh mẽ việc Mỹ chuyển giao đạn chùm cho Ukraine và đã cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng. TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: "Nga nhận thức được mối nguy hiểm mà đạn chùm gây ra cho dân thường. Đó là lý do tại sao Nga chưa bao giờ sử dụng chúng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, nếu lực lượng vũ trang Ukraine quyết định sử dụng loại đạn này, Nga sẽ buộc phải đưa ra một câu trả lời tương xứng".

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO sau thời gian dài phản đối

Đằng sau cái gật đầu của Ankara

Theo một nguồn tin của Reuters, Canada đã nối lại đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu đối với linh kiện máy bay không người lái, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý duyệt thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO. Động thái của Ottawa được xem là một trong những nhượng bộ để đổi lại cái gật đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dành cho Stockholm. Trước đó, Tổng thống Biden cho biết ông tin Mỹ sẽ có thể bán chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ, theo đề nghị mà Ankara đưa ra từ năm 2021.

Theo RIA Novosti ngày 14.7, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cũng cáo buộc giới chức Mỹ đang "cố gắng biện minh cho các hành động khiêu khích bằng cách nói rằng Ukraine sẽ sử dụng đạn chùm một cách cẩn trọng".

Liên quan tình hình tổ chức lính đánh thuê Wagner, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết ông đã tạo cơ hội để lực lượng này tiếp tục chiến đấu bên cạnh quân đội chính quy của Nga. Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Kommersant, được công bố tối 13.7, ông Putin tiết lộ đã đưa ra đề nghị nói trên khi gặp ông Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh Wagner, và các chỉ huy của nhóm vào hôm 29.6, đúng 5 ngày sau vụ nổi loạn của Wagner. 

Tổng thống Putin nói Wagner không tồn tại

Tổng thống Nga cũng khẳng định luật pháp nước này không công nhận sự tồn tại của các công ty quân sự tư nhân, bao gồm cả Wagner, như lập trường của Moscow lâu nay.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.