Tuyển sinh 2022: Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM quy đổi điểm xét tuyển ra sao?

Hà Ánh
Hà Ánh
24/01/2022 15:19 GMT+7

Một điểm mới trong phương án tuyển sinh năm 2022 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM là phương thức xét tuyển tổng hợp. Điểm quy đổi của phương thức xét tuyển này được tính ra sao?

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm 2021

ĐỘC LẬP

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2022 với 5 phương thức tuyển sinh dự kiến:

Phương thức 1 là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2 là xét tuyển tổng hợp dựa vào kết quả học tập và thành tích bậc THPT của thí sinh. Phương thức này áp dụng cho thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2022, 2021, 2020 và thỏa những điều kiện sau: Học sinh có điểm trung bình học tập học kỳ 1, 2 của lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên; Điểm quy đổi xét tuyển theo trung bình tổ hợp môn đăng ký học kỳ 1, 2 của lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12 đạt từ 72 trở lên (không bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, điểm quy đổi theo tiêu chí khác).

Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi theo tổ hợp môn + Điểm quy đổi theo tiêu chí khác (nếu có) + tổng điểm ưu tiên quy đổi (nếu có).

Trong đó, điểm quy đổi theo tổ hợp môn = Điểm quy đổi (Điểm trung bình theo tổ hợp học kỳ 1 của lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm trung bình theo tổ hợp học kỳ 2 của lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm trung bình theo tổ hợp học kỳ 1 của lớp 12 + điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm quy đổi theo tiêu chí khác = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + Điểm quy đổi kỳ thi chọn học sinh giỏi + Điểm quy đổi trường chuyên/Năng khiếu + Điểm quy đổi xếp loại học sinh giỏi. Trong đó, điểm quy đổi được tính như sau:

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng và chỉ được công nhận trúng tuyển 1 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất. Trường hợp đồng điểm áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.

Phương thức 3 là xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Thí sinh cần có điểm trung bình học tập học kỳ 1, 2 của lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên; Đồng thời có điểm bài thi đánh giá năng lực đợt 1 - 700 trở lên (dự kiến). Trường sẽ thông báo điều chỉnh ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có) khi có phổ điểm kỳ thi.

Phương thức 4 là xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tổng điểm xét tuyển dự kiến từ 18 điểm trở lên bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Trường sẽ thông báo thay đổi ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng ngành xét tuyển (nếu có) sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Phương thức 5 là xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (áp dụng cho chương trình ĐH chính quy quốc tế do đối tác cấp bằng).

Thông tin tuyển sinh từng ngành dự kiến năm 2022 xem tại đây.

Trước đó, nhiều trường ĐH khác cũng đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022. Xu hướng chung của nhiều trường là xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, điểm kỳ thi đánh giá năng lực và các hình thức xét tuyển theo quy định riêng của trường.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.