Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh có từ bao giờ?

19/02/2019 15:35 GMT+7

Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác vào thời điểm năm 1967, được đặt tại Công trường Mê Linh (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM)...

Thời Pháp thuộc, công trường Mê Linh được đặt theo tên Đô đốc thủy quân người Pháp và từng là Thống đốc Nam Kỳ, Rigault de Genouilly. Ban đầu tượng của vị đô đốc này cũng được đặt nơi đây.
Tượng Trần Hưng Đạo trước năm 1975 Ảnh tư liệu
Năm 1955, ngày lễ Hai Bà Trưng được công nhận là ngày lễ chính thức ở miền Nam. Tháng 3.1962, chính quyền Ngô Đình Điệm khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh để vinh danh Hai Bà. Người dân Sài Gòn lúc đó vẫn quen gọi là tượng Hai Bà.
Tuy nhiên, do cách điêu khắc quá mới mẻ nên sau khi khánh thành, nhiều người dân Sài Gòn thấy tượng Hai Bà có nét phảng phất giống mẹ con bà Trần Lệ Xuân. Nên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, một số người đã tập trung ở công trường giật đổ tượng Hai Bà như muốn xóa bỏ “dấu tích” của phu nhân cố vấn tổng thống...
Đến năm 1967, tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác đã được đặt tại vị trí này. Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m.
Mẫu tượng do Phạm Thông thiết kế là vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tì lên đốc kiếm, một tay chỉ xuống sông và nói: “Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không bao giờ trở lại khúc sông này nữa”.
Hiện ở Q.1, ngoài tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm ở Công trường Mê Linh còn có Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định).  
Năm 1967, tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác được đặt tại Công trường Mê Linh
Năm 1967, tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác được đặt tại Công trường Mê Linh Ảnh: Khả Hòa
Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m
Bức tượng Hưng Đạo Đại Vương cao gần 6 m, đứng trên một bục lăng trụ tam giác cao gần 10 m Ảnh: Khả Hòa
Tượng Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh, xung quanh là những tòa nhà cao tầng nhìn ra bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn
Tượng Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh, xung quanh là những tòa nhà cao tầng nhìn ra bến Bạch Đằng, sông Sài Gòn Ảnh: Khả Hòa
Hiện ở Q.1, ngoài tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm ở Công trường Mê Linh còn có Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định)
Hiện ở Q.1, ngoài tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo nằm ở Công trường Mê Linh còn có Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định) Ảnh: Khả Hòa
Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định)
Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định) Ảnh: Khả Hòa
Trong khuôn viên đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Phòng trưng bày thời Trần 1225 - 1400, được xây dựng kiên cố từ năm 2014
Trong khuôn viên Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Phòng trưng bày thời Trần 1225 - 1400, được xây dựng kiên cố từ năm 2014 Ảnh: Khả Hòa
Chánh điện đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định)
Chánh điện Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu (P.Tân Định) Ảnh: Khả Hòa
Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo số 36 Võ Thị Sáu
Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo số 36 Võ Thị Sáu Ảnh: Khả Hòa
Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo
Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo có lư hương trang trọng Ảnh: Khả Hòa
Lư hương ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Ảnh: Khả Hòa
Chạm khắc tinh xảo trên lư hương ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Ảnh: Khả Hòa
Sau khi lư hương ở tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh được di chuyển, việc thắp hương, dâng hương sẽ diễn ra ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Ảnh: Khả Hòa
Trích Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm" ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Ảnh: Khả Hòa
Bên trong Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo hiện trưng bày một số mô hình, hiện vật nhằm tái hiện lịch sử hào hùng của đời Trần như văn bản, bản đồ, trích Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo... Ảnh: Khả Hòa

Dời lư hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Sáng 18.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Ban thường vụ Quận ủy Q.1 về cải cách hành chính và ghi nhận sự hài lòng của người dân.
Tại cuộc họp, trong phần phát biểu của mình, bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy Q.1, cho biết: "Ngày hôm qua (ngày 17.2 - PV) ở trước vị trí tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được trang trí lại để trở thành một thắng cảnh cho người dân đến đây tham quan. Về việc thờ cúng, dâng hương, dâng hoa, chúng tôi thực hiện chủ trương đưa việc thờ cúng đó về Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo cũng ở địa bàn quận”.
Bà Trần Kim Yến còn cho hay công việc dời đã được hoàn thành vào ngày 17.2. Hiện chỉ còn một bước nhỏ sẽ đặt lư hương vào đúng vị trí ở đền thờ vào ngày 16.1 âm lịch (ngày 20.2 - PV).
Trao đổi thêm sau cuộc họp với báo chí, bà Yến cho hay việc di chuyển, chỉnh trang này hết sức bình thường nằm trong kế hoạch chung chỉnh trang các địa điểm văn hóa ở quận sau tết.
Riêng với tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo, sau khi lư hương được di chuyển thì việc thắp hương, dâng hương sẽ không diễn ra ở đây mà sẽ ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo. “Một số người cho rằng việc làm này nhạy cảm nhưng tôi nghĩ đó là việc làm bình thường và được nhiều bà con ủng hộ”, bà Trần Kim Yến nói.
Trung Hiếu
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.