Tư vấn sức khỏe: Đục thủy tinh thể

15/04/2014 10:24 GMT+7

Bệnh đục thủy tinh thể (cataract) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Bệnh diễn tiến từ từ, ban đầu là giảm độ kính lão; sau đó nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Phẫu thuật đục thủy tinh thể thường là một thủ tục có hiệu quả và an toàn.

Nguyên nhân

-  Nguyên nhân phổ biến nhất là do tuổi già (trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50) và các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, cận thị, chấn thương ở mắt hoặc viêm mắt...

-  Thiếu ô xy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp...), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy...).

- Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá.

- Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.

- Tiếp xúc với xạ ion hóa, như là được sử dụng trong X-quang và xạ trị ung thư.

- Lịch sử gia đình đục thủy tinh thể.

- Kéo dài việc sử dụng các thuốc corticosteroid.

Triệu chứng

- Thị lực giảm: Trẻ thường quờ quạng, người lớn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỷ lệ thuận với mức độ đục thể thuỷ tinh.

- Loá mắt: Đục thể thuỷ tinh bắt đầu thường gây loá mắt với ánh sáng, nhìn thấy “ hào quang” xung quanh đèn, nhìn mờ hơn nơi râm mát và ban đêm, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thuỷ tinh dưới bao sau.

- Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thể thuỷ tinh ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

- Lác mắt: Trong nhiều trường hợp đây là một trong các lý do khiến bệnh nhân đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thể thuỷ tinh, mắt đó bị nhược thị và lác.

- Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh. Nhìn một vật thành hai hoặc ba.

- Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt. Người bị đục thủy tinh thể nặng có thể thấy ánh sáng và nhận ra được các tương phản mạnh về màu sắc, nhưng không thể đọc sách báo.

- Nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn như qua sương mù... tất cả những khó chịu đó được giải thích là do thể thuỷ tinh bị đục đã làm tán xạ các tia sáng đi qua nó.

Điều trị

- Dùng thuốc khi cườm mới khởi phát hay đang tiến triển. Tuy nhiên chưa có loại thuốc nào chứng minh rằng làm tan được cườm.

- Điều trị triệt để đục thủy tinh thể là phẫu thuật và đặt thủy tinh thể nhân tạo.

- Để phòng tránh mù lòa do đục thủy tinh thể gây ra, bệnh nhân cần khám mắt định kỳ 3 - 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp.

Chuyên mục do BỆNH VIỆN ĐA KHOA TM TRÍ ĐỒNG THÁP tài trợ.

Số 700 Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp
ĐT:  0673.875993 - Fax: 0673.875946
website: bvtamtridongthap.com

BS.CK1 Lê Hoàng Minh
Khoa mắt, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.