Từ 'Tiên học lễ, học học văn’, nghĩ về cách sử dụng khẩu hiệu trong nhà trường

28/11/2021 14:10 GMT+7

Nhiều ý kiến tranh luận xung quanh đề xuất bỏ khẩu hiệu 'Tiên học lễ, hậu học văn'. Từ đây đặt vấn đề sử dụng khẩu hiệu trong nhà trường sao cho thích hợp.

Khẩu hiệu là một phần không thể thiếu trong môi trường không gian học đường. Nó có tác dụng quan trọng trong việc định hướng giáo dục từ tầm vĩ mô của quốc gia đến việc hình thành nhân cách, kỹ năng sống của từng học sinh.

Khẩu hiệu là một phần không thể thiếu trong môi trường không gian học đường

đ.n.t

Để việc sử dụng khẩu hiệu phát huy tác dụng, cần chú ý thêm các điểm sau:

Khẩu hiệu phải phù hợp với đối tượng giáo dục (lứa tuổi, cấp học), môi trường giáo dục. Đồng thời cho thấy được định hướng, mục tiêu giáo dục trước mắt và lâu dài.

Khẩu hiệu cần có sự hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc với tính tiên tiến, hiện đại trong sự hội nhập toàn cầu.

Khẩu hiệu nên có sự rõ ràng về mục đích, ý nghĩa việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh, giáo dục con người; có tính khuyên răn về việc hình thành nhân cách, hình thành thái độ sống; truyền dạy kỹ năng học tập, phương pháp học tập.

Khẩu hiệu cần ngắn gọn, súc tích. Nên hạn chế sử dụng các khẩu hiệu đã quá quen thuộc, xưa cũ. Khẩu hiệu phải có giá trị lâu dài, như triết lý giáo dục của dân tộc, những câu nói của danh nhân Việt nam và thế giới, của tổ chức giáo dục toàn cầu.

Không gian treo khẩu hiệu như trước cổng trường, hành lang, trong phòng học phải phù hợp đối tượng người dạy, người học và cả nội dung. Tuy nhiên cần hạn chế treo khẩu hiệu tràn lan trong không gian học đường vì dễ phản tác dụng, tốn kém.

Cũng nên thay đổi khẩu hiệu khi thấy cần thiết để phù hợp với định hướng giáo dục từng giai đoạn.

Trương Vĩnh Ký nêu quan điểm về 'Tiên học lễ, hậu học văn' trong 'Thông loại khóa trình' số 1

ẢNH TƯ LIỆU

Phụ lục 2 của Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV về đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong trường học, ngày 25.1.2017 quy định việc sử dụng khẩu hiệu trong trường học phải phù hợp với từng cấp học. Theo đó, Bộ GD-ĐT không quy định cứng nhắc, bắt buộc các đơn vị giáo dục phải sử dụng khẩu hiệu nào, mà trao quyền tự chọn cho các địa phương, các trường… Văn bản cũng đưa ra nhiều gợi ý về khẩu hiệu để các trường lựa chọn nhưng không thấy có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Lý do rất dễ hiểu là, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã quá quen thuộc, sử dụng rất nhiều trong nhà trường từ trước đến nay. Điều này khiến nhiều người cho rằng đưa khẩu hiệu này vào nhà trường hiện nay là không còn cần thiết. Tuy nhiên, giá trị của nó với mục tiêu ưu tiên giáo dục nhân cách con người là vĩnh cửu. Cũng vì thế, trong xếp loại học sinh ở nhà trường, cả trong học bạ học sinh, việc xếp loại hạnh kiểm, đạo đức được đưa lên trước xếp loại học lực.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.