Từ cách gọi 'Ba ngày tết', nên nghỉ tết bao lâu là vừa ?

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ của dân tộc. Tết ăn đậm vào tiềm thức của mọi người dân Việt nhưng thời gian nghỉ tết trong quá khứ ở nước ta cũng rất khác nhau.

Tôi còn nhớ, trước những năm 80, nghỉ tết khoảng 3 ngày: Ba mươi, mồng một và mồng hai. Mồng ba, viên chức nhà nước đã đi làm. Những năm đó ngày tết vô cùng bận rộn, cả bận rộn thăm nhau!

 

Đã nhiều năm nay chúng ta nghỉ tết khá dài: khoảng 5-6 ngày, chưa kể dịp nghỉ tết có cả nghỉ bù ngày thứ bảy và chủ nhật. Chưa có một thống kê chính xác nào cho thấy nghỉ tết dài ngày thì thu nhập của ngành du lịch sẽ tăng và tăng hơn giá trị của các ngành sản xuất khác đem lại, nhưng có thể đoán được là thu nhập quốc dân trong những ngày nghỉ lễ thấp hơn nhiều so với ngày thường!

 

Tôi cứ hỏi mãi “ba ngày tết” là những ngày nào? Ngày mồng một, mồng hai, mồng ba chăng? Nếu đứng vậy thì ngày mồng ba, theo ông bà mình trước đây đã là kết thúc tết rồi.

 

Sao chúng mình lại gọi là chiều ba mươi tết. Vậy ba mươi có là tết ? Và nếu 30 là tết thì 3 ngày tết là những ngày nào? Hay 'Ba ngày tết' chỉ là cách gọi ước lệ để chỉ những  ngày tết trong năm (có thể bao gồm cả ngày 30) khi ta cúng đón Táo và ông bà về, ngày mồng một, mồng hai và ngày mồng ba là ngày cuối tết khi ta cúng đưa ông bà mình về trời!

 

Nghỉ tết duy trì truyền thống là cần thiết nhưng sao chúng ta không nghỉ như ông bà mình nhỉ? Chỉ nghỉ tết 3-4 ngày thôi!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.