Truy tìm 300 tuyến xe 'mất tích': Bến cóc "đè" siêu bến xe

Nguyễn Anh
Nguyễn Anh
28/10/2022 15:45 GMT+7

Thay vì vào siêu bến xe lớn nhất nước (Bến xe Miền Đông) được xây dựng với kinh phí hàng ngàn tỉ đồng, nhiều nhà xe chọn các trạm xăng dầu ở tại khu vực quốc lộ 13, quốc lộ 1 đoạn qua TP.Thủ Đức (TP.HCM) để đậu đỗ, tháo dỡ hàng hóa và đón trả khách. Những trạm xăng dầu trở thành những “bến cóc” là lí do bến xe nghìn tỉ vắng hoe.

Với diện tích lớn, một trạm xăng dầu trên quốc lộ 1 đối diện Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức thường có khoảng 10 xe khách đậu ngổn ngang. Một số xe nằm đỗ chờ giờ chạy, một số khác chờ nhân viên tranh thủ sắp xếp hàng hóa và đón khách....Đa phần các nhà xe ở đây đều mang biển hiệu chạy tuyến miền Trung như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận

Hành khách chấp nhận đội mưa ở bến cóc, không chịu vào "siêu bến xe" ngàn tỉ

Đội mưa chờ xe ở “bến cóc”

Ngày 27.10 khi chúng tôi có mặt ở "bến có" này chứng kiến, càng về chiều tối, càng có nhiều xe về các tỉnh Miền Trung tới đón khách. Bất chấp trời mưa, nhiều hành khách vẫn đứng chờ, có người trú tạm dưới mái hiên.

“Vô bến (BXMĐ) chờ thì đỡ mưa gió hơn nhưng xa quá. Lên xe ở đây gần và tiện hơn”, anh Tuấn, một hành khách đang đợi xe cho biết.

Mỗi lần xe khách ghé “bến cóc” này, nhân viên nhà xe sẽ tranh thủ hướng dẫn khách đã đặt vé lên xe đồng thời bắt thêm khách đứng đợi. Có những lúc nhiều xe xếp hàng đứng đón khách dọc theo quốc lộ 1 đoạn gần phía trước trạm xăng dầu để đón khách.

Nhiều hành khách chấp nhận đội mưa ở "bến cóc" chờ lên xe về quê

nguyễn anh

Một số người theo thói quen thường cũng ra địa điểm này để đón xe, nếu thấy đúng chuyến thì lên xe đi luôn.

Còn trạm xăng dầu thì trở thành điểm tập kết hàng hoá, chờ trung chuyển. Có nhiều thời điểm, trạm xăng náo nhiệt vì hành khách đón xe hay tới để nhận, gửi hàng hóa.

Trước đó, theo số liệu từ Ban quản lý BXMĐ mới, sau khi tiến hành di dời giai đoạn 2 đã có gần 300 chuyến xe “mất tích”. Những xe không còn hoạt động trong bến chủ yếu chạy các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định.

Trong khi tại Bến xe Miền Đông được lắp đặt nhiều tiện nghi phục vụ hành khách thì nhiều người vẫn chấp không tới, xe cũng không vào bến khiến siêu bến xe lớn nhất nước rơi vào tình trạng ảm đạm, ế ẩm.

Kêu khổ ở Bến xe Miền Đông mới vì nhiều tuyến xe bỗng “mất tích”

Không ra Bến xe Miền Đông vì nhiều "bất tiện"

Làm một khảo sát bỏ túi với nhưngx khách hàng đón xe ở ở các “bến cóc”, lí do khiến họ không tới BXMĐ mới đa phần giống nhau : xa và không có phương tiện thuận lợi.

Trước đây, mỗi lần về quê ở Phú Yên, hai vợ chồng bà Nguyễn Thị Thu thường gọi điện cho nhà xe sau đó tới Bến xe Miền Đông (BXMĐ) cũ ở quận Bình Thạnh lấy vé lên xe. Kể từ khi BXMĐ mới được chuyển ra địa bàn phường Long Bình (TP. Thủ Đức), hai vợ chồng bà được nhà xe hướng dẫn ra khu vực chờ gần cây xăng đối diện Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức.

Dù vậy, từ quận 5 ra “bến cóc” này, hai vợ chồng bà đã phải đi xe ôm hết 200 ngàn đồng, gần bằng tiền vé xe về quê. Nhưng theo bà Thu, số tiền này vẫn rẻ hơn nếu đi tới tận BXMĐ mới. “Đi xe buýt thì phải đi nhiều chuyến, tôi già cả rồi lại mang tiền trong người sợ bị kẻ gian móc túi”, bà Thu phân trần.

Bà Thu cho biết, đã gọi điện đặt xe nhưng bà chỉ được hướng dẫn địa điểm và thời gian lên xe. Còn giá vé và chỗ ngồi thì bà không hỏi. “Chút nữa lên xe họ lấy chứ cũng không biết bao nhiêu. Chỗ ngồi thì chút lên xe họ xếp chỗ nào mình ngồi chỗ đó”, Bà Thu cho biết.

Hành khách đợi đón xe ở bến cóc

nguyên anh

Nhiều xe khách tập trung tại các "bến cóc" ở trạm xăng dầu

Nguyễn anh

Cũng đứng chờ xe tại địa điểm này, vợ chồng bà Lưu Thị Ngân, quê Phú Yên cho biết vừa tới TP.HCM vào 5 giờ sáng để khám bệnh. Sau khi khám xong thì gọi xe để về quê luôn. “Xưa tôi đi là thẳng bến, nhưng bữa nay nghe nói bến xe chuyển địa điểm rồi nên nhà xe bảo mình ra gần trạm xăng này chờ. Lúc sáng người ta cũng cho chúng tôi xuống Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức”, bà Ngân nói.

Ông Nguyễn Văn Thanh, chồng bà Ngân cũng phân trần, nếu ra BXMĐ mới bằng taxi thì tốn nhiều tiền, mà đi xe buýt thì không quen. “Nếu như các nhà có xe trung chuyển từ Bến xe vào các gần các bệnh viện hoặc vào trung tâm thành phố thì sẽ thuận tiện cho hành khách giống chúng tôi hơn” ông Thanh chia sẻ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.