Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư

22/12/2014 14:30 GMT+7

(TNO) Quân đội Trung Quốc đang xây dựng một khu căn cứ quy mô lớn trên những hòn đảo gần quần đảo Senkaku hiện do Nhật quản lý nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, theo Kyodo News.

(TNO) Quân đội Trung Quốc đang xây dựng một khu căn cứ quy mô lớn trên những hòn đảo gần quần đảo Senkaku hiện do Nhật quản lý nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, theo Kyodo News ngày 22.12.

Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư 1Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản - Ảnh: Reuters
Dẫn nhiều nguồn tin Trung Quốc, hãng thông tấn Nhật cho biết việc xây dựng đang được tiến hành trên quần đảo Nam Kỷ thuộc tỉnh Chiết Giang, nằm cách Senkaku/Điếu Ngư khoảng 300km về phía tây bắc.
Khu căn cứ trên được dự đoán sẽ tăng cường tính sẵn sàng của Trung Quốc trước những cuộc khủng hoảng quân sự tiềm tàng trong khu vực. Đồng thời, việc này sẽ củng cố kiểm soát của Trung Quốc đối với khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển Hoa Đông vào tháng 11.2013, các nguồn tin tiết lộ với Kyodo News.
Theo các nguồn tin trên, nhiều hệ thống radar lớn đã được lắp đặt tại những điểm cao trên đảo chính Nam Kỷ. Nhiều đường băng đã được xây dựng, có thể được dùng cho các máy bay đóng trên các tàu chiến hoặc tàu tuần tra, và nhiều đường băng khác sẽ được xây dựng trên đảo cạnh đảo Nam Kỷ vào năm tới.
Trung Quốc xây căn cứ quân sự lớn gần Senkaku/Điếu Ngư 2 Tàu tuần tra của Trung Quốc trên biển Hoa Đông - Ảnh: Reuters
Do quần đảo Nam Kỷ với 52 đảo lớn nhỏ nằm gần Senkaku/Điếu Ngư hơn khoảng 100 km so với đảo chính của quần đảo Okinawa, nơi đặt các căn cứ của Lực lượng Phòng vệ và quân đội Mỹ, căn cứ mới của Trung Quốc có thể gây xáo trộn các chiến lược an ninh của Nhật và Mỹ liên quan đến việc bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư.
Việc mở rộng hiện diện quân sự đòi hỏi di dời khoảng 2.500 dân thường sống trên quần đảo, vốn sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, cũng như giới hạn hoạt động du lịch tại địa điểm du lịch mùa hè được ưa chuộng này.
Động thái mở rộng lợi ích trên biển Hoa Đông của Bắc Kinh đến sau một giai đoạn “ấm lên” ngắn ngủi trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản kể từ cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Mối quan hệ của hai cường quốc vốn luôn bị bao phủ với các vấn đề chiến tranh trong quá khứ cũng như tranh chấp lãnh thổ hiện tại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.