• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Trẻ sinh thường dễ bị nấm lưỡi!

06/01/2016 03:36 GMT+7

Đây là một bệnh gây nguyên nhân trực tiếp hàng đầu về sút cân ở trẻ. Không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nấm lưỡi lại là căn bệnh khiến các bậc phụ huynh “lo sợ ngay ngáy” vì ảnh hưởng đến cân nặng, thể chất của bé.

Bài: Trần Lệ Thủy

Tư vấn chuyên môn: BS Tân Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 2, TP.HCM)

 

1

 

Tạo sao trẻ sinh thường dễ bị nấm lưỡi? 

Ngọc Mai (Bình Dương)

Nấm lưỡi (đẹn trắng, tưa lưỡi) có biểu hiện ban đầu là những chấm trắng trên lưỡi. Nấm lưỡi do nhiều loại nấm thủ phạm gây ra, nhưng thường do nấm Candida albicans. Loại nấm này luôn có mặt trong cơ thể và gây họa khi bệnh nhân vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém. Theo bác sĩ Tân Hoa (BV Nhi Đồng 2), thì loại nấm này thường sinh sống ở khu vực âm đạo của phụ nữ nên những trẻ sinh đường âm đạo của mẹ dễ bị mắc nấm lưỡi hơn những bé sinh mổ. Bên cạnh đó, những trẻ bú sữa ngoài cũng dễ bị tình trạng này. 60% thành phần trong sữa mẹ là nước nên lưỡi của trẻ tương đối sạch. Và vì được bú bằng sữa mẹ nên trẻ có nhiều sức đề kháng hơn so với những trẻ bú sữa công thức. Với những bé bú sữa ngoài, lượng nước cần thiết mỗi ngày hầu như không được đáp ứng đủ để “tráng miệng”, làm sạch chất ngọt và các chất bẩn khác. Chính vì vậy, trên lưỡi trẻ thường xuất hiện những mảng bám màu trắng. Nhiều cha mẹ cứ nghĩ đó là mảng bám sữa, thật ra đó là môi trường của nấm Candida. Bất cứ khi nào sức khỏe của bé không được tốt, ngay lập tức nấm lưỡi sẽ xuất hiện. Từ những mảng bám trắng, nấm từ từ phát triển thành những mảng chấm nhỏ, mới nhìn dễ lầm tưởng là những cặn sữa. Sau đó chúng lan rộng thành những mảng lớn hơn khắp lưỡi, đôi khi xuất hiện cả hai bên trong má. Nếu không can thiệp kịp thời, nấm sẽ ăn lan khắp khoang miệng rồi xuống đến dạ dày hoặc những bộ phận khác gần khoang miệng. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột, gây tiêu chảy kéo dài và lan vào đường thở gây viêm phổi rất nguy hiểm. 

 

3

 

Có nên cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn dặm, bú sữa để hạn chế nấm lưỡi?

Thu Hằng (Hà Nội)

Theo Bác sĩ Tân Hoa thì đây là điều cần làm. Vì uống nước lọc, hay đánh răng sau mỗi bữa ăn, đặc biệt sau mỗi lần ăn bánh ngọt, vệ sinh răng miệng lưỡi kỹ cho bé để không tạo cơ hội cho các mảng bám xuất hiện trên lưỡi. Để phòng bệnh cho bé, phụ huynh thường xuyên cho trẻ bổ sung vitamiC để có thêm sức đề kháng. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, nước ngọt có gaz, bánh ngọt… vì đây có thể là nguyên nhân gây nên nhiệt trong cơ thể bé. Thường xuyên “nóng trong người” cũng có thể khiến bé dễ bị nấm lưỡi. Nếu cho trẻ ăn những trái cây chứa nhiều đường như nhãn tiêu, xoài chín, nên cho trẻ uống thật nhiều nước để làm loãng lượng đường mà trái cây mang lại, không gây nên nhiệt cho trẻ. Khi bé bị nấm lưỡi, không nên rơ lưỡi cho bé bằng mật ong. Bạn chỉ nên quấn gạc sạch quanh ngón tay, dùng nước muối sinh lý pha loãng để đánh lưỡi cho bé, đặc biệt là những vùng bị nấm. Nếu em bé sử dụng một núm vú hoặc nguồn cấp từ chai, rửa sạch núm vú trong dung dịch nước và giấm phần bằng nhau hàng ngày và phơi khô để ngăn chặn sự phát triển nấm. Ngoài ra, nếu sử dụng máy hút sữa, cần rửa sạch các bộ phận có thể tháo rời trong dung dịch giấm và nước.

 

 

Top
Top