TP.HCM: Xã hội hóa khâu chăm sóc F0 nặng trong bệnh viện

Duy Tính
Duy Tính
11/01/2022 14:54 GMT+7

Tính đến hết ngày 10.1, TP.HCM đang cách ly, chăm sóc và điều trị cho 33.147 ca F0. Trong đó có 4.602 ca F0 tại bệnh viện tầng 2, 3; 796 ca F0 cách ly tập trung và 27.749 ca F0 cách ly tại nhà.

Ngày 11.1, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện dã chiến số 3 và một đơn vị tư nhân ký kết triển khai dịch vụ chăm sóc bệnh nhân Covid-19 (F0).

F0 nặng trong bệnh viện rất cần người bên cạnh chia sẻ

KHÁNH TRẦN

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, Bệnh viện Văn Thịnh phụ trách 4 bệnh viện thu dung, điều trị Covid-19, từ ngày 7.7.2021 đến nay đã tiếp nhận khoảng 27.000 ca F0, trong đó có rất nhiều ca thở ô xy, thở máy.

Trong giai đoạn đầu của đợt dịch thứ 4, bệnh viện quá tải trong chăm sóc y tế, sau đó có sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, sinh viên y khoa, F0 khỏi bệnh để chăm sóc F0 nặng.

Những lưu ý khi sử dụng bình ô xy khi điều trị Covid-19 tại nhà

Cũng trong ngày 11.1, tại Trung tâm báo chí TP.HCM, Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM đã phối hợp với Công ty cổ phần phát triển dược liệu Gia Lai tổ chức họp báo công bố chuyển giao đề tài Nghiên cứu khoa học về một sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị Covid-19 – thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Nhưng hiện nay, công tác điều trị Covid-19 vẫn tiếp tục nhưng các tình nguyện viên đã rút về học tập, làm việc. Vì vậy để chăm sóc F0 tốt hơn, bệnh viện thực hiện mô hình xã hội hóa để chăm sóc F0 trong quá trình điều trị. Những người đến chăm sóc F0 được bệnh viện yêu cầu là người có sức khỏe tốt, tuổi trẻ, có kinh nghiệm nuôi bệnh, đã được tiêm vắc xin và cũng từng là F0. Bên cạnh đó những người chăm sóc F0 phải được tập huấn phòng chống nhiễm khuẩn, kỹ năng giao tiếp…

Mặt khác, người chăm sóc F0 còn là cầu nối giữa F0 với gia đình trong những ngày ở bệnh viện để F0 không có cảm giác cô đơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.