Tôi quá sợ chuyện xét tuyển đại học!

22/08/2015 10:46 GMT+7

Đợt một nộp hồ sơ “ác mộng” đã kết thúc! Kỳ tuyển sinh đại học thất bại hay thành công, cả xã hội ai cũng rõ. Nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho rằng mình đã thành công. Chỉ đến khi công luận phản ứng gay gắt thì ông Bộ trưởng mới lên tiếng nhận trách nhiệm.

Đợt một nộp hồ sơ “ác mộng” đã kết thúc! Kỳ tuyển sinh đại học thất bại hay thành công, cả xã hội ai cũng rõ. Nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho rằng mình đã thành công. Chỉ đến khi công luận phản ứng gay gắt thì ông Bộ trưởng mới lên tiếng nhận trách nhiệm. 

Hàng dài thí sinh chờ nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày đầu xét tuyển - Ảnh: Đào Ngọc ThạchHàng dài thí sinh chờ nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày đầu xét tuyển - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
1.Người trong cuộc. Tôi có đứa em gái đạt 25 điểm (khối A), 23.5 (khối B) trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua và cũng làm nhiệm vụ trực hướng dẫn nộp hồ sơ tuyển sinh cho phụ huynh tại trường mình theo học (sinh viên xung kích).
Suốt những ngày qua, không phải chỉ người nhà tôi “nháo nhào” lên để tìm kiếm thông tin tuyển sinh mà tôi còn chứng kiến rất, rất nhiều phụ huynh và các em đến trường với tâm trạng lo âu, căng thẳng, sắc mặt nhợt nhạt, có em đã ngủ thiếp đi bên ghế đá, sau chuyến xe sớm từ Huế vào TP.HCM để chờ phiên tiếp nhận buổi sáng. Dòng người đông nghịt và không khí căng thẳng bao trùm khắp hành lang trường.
2.Cả nhà “nháo nhào” gần 20 ngày qua! Dù trước khi thi, nhà tôi đã chuẩn bị nhiều phương án và số điểm của em tôi cũng kha khá, nhưng mấy ngày vừa rồi, điện thoại từ ba, mẹ, cô, dì cứ reo liên tục. Em tôi theo ba ra Huế rồi Đà Nẵng, cuối cùng lại về Quy Nhơn. Nó thích ngành dược lắm, nhưng phải bỏ ước muốn vào phút cuối.
Tôi và các cô, dì ngày ngày cập nhật tin tức tuyển sinh. Mẹ tôi mất ngủ cả tuần nay. Có lúc, mọi người nháo nhào đến hoảng loạn vì thống kê không rõ ràng của trường (gộp cả bốn nguyện vọng chung, đưa điểm sàn lên cao ngất), lúc hi vọng, chờ đợi, rồi không đành lòng và rồi lại thất vọng.
Những phương án đưa ra trước đó là vô nghĩa với những con điểm đang nhảy múa từng ngày. Trường tôi có mức điểm tầm trung mà sau một đêm, có ngành lên hẳn 3 điểm. Theo đuổi top trên đã căng thẳng, mệt mỏi; top giữa lại vô cùng biến động, ‘chết’ bất ngờ vào những ngày cuối… Rất nhiều gia đình như chúng tôi đã kiệt sức sau kỳ thi này!
Hàng dài thí sinh chờ nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày đầu xét tuyển - Ảnh: Đào Ngọc ThạchKì xét tuyển đại học năm nay là một cuộc vật lộn cam go của phụ huynh và học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
3.Nhận trách nhiệm suông? Kỳ tuyển sinh thất bại hay thành công, cả xã hội ai cũng đã rõ. Các anh chị phóng viên tận tình cũng lăn lộn suốt thời gian qua để “phơi trần” tình hình trên các mặt báo và cập nhật những thông tin tuyển sinh mới nhất giúp đỡ phụ huynh chúng tôi rất nhiều. Kèm theo đó là những lời đánh giá, nhận định thẳng thắng của các thầy đầu ngành.
Không chỉ riêng phía gia đình, về phía trường đại học, các thầy, các cô, các cán bộ trường cũng phải gồng mình, căng hết sức làm việc. Khối lượng công việc quá lớn, sự không đồng bộ trong việc công bố số liệu không khỏi bị nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ chỉ trích nhà trường. Và hệ lụy không chỉ bây giờ mà nhiều năm sau nữa.. các em đang chạy theo thang điểm để chọn ngành nghề “hot” mà không có lấy một chút đam mê, nhiều thí sinh chỉ vì sợ rớt đại học mà phải “nộp đại” và vì quá mệt mỏi, căng thẳng với những con điểm nhảy múa từng ngày…
Đợt 1 nộp hồ sơ “ác mộng” đã kết thúc! Đúng, sai chúng ta không cần nói nhiều cũng hiểu. Thế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn phát ngôn tự mãn, cho rằng mình đã thành công. Chỉ khi công luận phản ứng gay gắt thì ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận mới lên tiếng nhận trách nhiệm trên báo chí: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp trong việc thiết kế tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh. Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này”.
Phụ huynh chúng tôi quá mệt mỏi và sợ hãi khi nhắc đến kỳ tuyển sinh này. Thật khó để chúng tôi còn tin vào sự chuyển đổi theo hướng tích cực của ngành giáo dục sau những gì họ đã làm, nhất là chỉ thông qua một lời nhận lỗi suông như vậy.
Chỉ mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng biến chúng tôi thành những vật thí nghiệm kiểu này nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.